Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 1 năm 2020 | 14:34

Quận Thốt Nốt: Phát triển cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái

Quận Thốt Nốt (Cần Thơ) có tiềm năng và lợi thế phát triển cây ăn trái. Nhà vườn có thu nhập 200 - 700 triệu đồng/ha/năm từ trái cây ngon, đặc sản.

image002.jpg
Mận (miền Bắc gọi là quả roi) An Phước  ở cù lao Tân Lộc “đóng thùng” chuẩn bị tung ra thị trường.

 

Nhờ phát triển du lịch sinh thái miệt vườn và nông nghiệp đô thị, lợi nhuận mang lại cao gấp 1,5- 2 lần so với chuyên cây ăn trái.

Từ tập trung phát triển cây ăn trái...

Quận Thốt Nốt hiện có trên 2.180ha cây ăn trái, tăng 180ha so với năm 2018, sản lượng đạt 21.000 tấn, vượt 15% kế hoạch năm 2019. Đa số các loại cây ăn trái ngon tiêu biểu của TP. Cần Thơ được trồng tại cù lao Tân Lộc.

Thời gian qua, Phòng Kinh tế quận cùng các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động cung cấp thông tin, tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ về vốn, giống cây trồng và kết nối cung - cầu nhằm giúp người dân trồng cây ăn trái đạt hiệu quả cao. Tích cực hướng dẫn, hỗ trợ nhà vườn sản xuất theo quy trình VietGAP, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cường liên kết, hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng tốt cho cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Theo khảo sát, đánh giá của địa phương, nhiều diện tích trồng cây ăn trái ngon, đặc sản giúp nhà vườn có thu nhập 200 - 700 triệu đồng/ha/năm.

Đến nay, Thốt Nốt đã thành lập được 01 HTX trái cây chuyên trồng nhãn tại Khu vực Long Châu (phường Tân Lộc) và hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAP, cấp mã số code xác định vùng trồng. Hiện đang đề xuất thành phố liên kết tiêu thụ để xuất khẩu. Đồng thời củng cố, duy trì 02 câu lạc bộ cây ăn trái tại phường Thuận Hưng với tổng diện tích 74ha, 79 thành viên, trong đó, 27ha được cấp giấy chứng nhận ATTP.

...Đến kết hợp tham quan du lịch sinh thái

Bên cạnh định hướng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn và nông nghiệp đô thị, quận xây dựng 05 vườn cây ăn trái phục vụ khách du lịch đến tham quan, lợi nhuận cao gấp 1,5- 2 lần so với trồng chuyên cây ăn trái.

Khi du khách đến thăm cù lao Tân Lộc với bạt ngàn vườn cây ăn trái như: mận, nhãn, cam, xoài,… thì không thể bỏ qua việc chiêm ngưỡng cây bằng lăng trong vườn kiểng của ông Thành Nam ở khu Tân An, được xác định khoảng 300 năm tuổi. Tiếp đến là 12 ngôi nhà cổ còn sót lại như những di tích lịch sử - văn hóa , cho thấy cù lao đã được khai phá trở nên trù phú hàng trăm năm qua.

Tân Lộc có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái. Sắp tới, sẽ xây dựng tour du lịch trải nghiệm khám phá các địa danh nhà cổ, những vườn cây ăn trái, ẩm thực đồng quê, sống cùng người dân bản địa. TP. Cần Thơ đang kêu gọi 8 dự án đầu tư về du lịch, trong đó có dự án Khu du lịch sinh thái cồn Tân Lộc (phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt), vốn đầu tư 20 triệu USD. Hy vọng, với dự án này, cùng sự quan tâm của chính quyền, du lịch cù lao sẽ chuyển mình, góp phần  chuyển biến tích cực kinh tế - xã hội địa phương.

 

 

Nguyễn Văn Bớt
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top