Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2021 | 15:41

Quảng Ngãi: Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản

Giám đốc TT Hỗ trợ và Giáo dục nghề nghiệp nông dân – phụ nữ Quảng Ngãi Lê Trung Việt chia sẻ, buổi tọa đàm là cơ hội giao lưu, trao đổi, kết nối giữa doanh nghiệp với các địa phương để tiêu thụ nông sản, sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của Quảng Ngãi.

Ngày 15/3, Trung tâm Hỗ trợ và Giáo dục nghề nghiệp nông dân – phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Công ty TNHH Thái Huy Nam tổ chức Tọa đàm trao đổi kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản lần thứ I/2021.
 
Quang cảnh buổi tọa đàm
Quang cảnh buổi tọa đàm

 

Tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Trần Châu Luyến, Giám đốc Công ty TNHH Thái Huy Nam cho biết: Ngoài thu mua ớt trái, Công ty còn thu mua lá mì (sắn), sả, nước mắm, bánh tráng… Riêng lá mì, mỗi ngày Công ty cần thu mua 5-10 tấn lá để xuất khẩu sang Ấn Độ.
 
Mật ong rừng - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ngãi
Mật ong rừng - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ngãi

 

Ông Đồng Trung Kiêm, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Nhật Vượng (trụ sở tại quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Công ty đã và đang kết nối với các doanh nghiệp, các địa phương trong nước để thu mua nông sản, thủy sản xuất sang thị trường Nhật Bản.  Tiêu chuẩn sản phẩm phải sạch, không thuốc trừ sâu và không chất bảo quản. 

Những sản phẩm đang được thị trường Nhật Bản nhập gồm: Bánh tráng, bún khô, hành tím, gấc, mía, ớt, chuối, dừa, củ sắn, bưởi, sả, chanh, mít, sấu, sầu riêng, nước mắm, cá, tôm, mực, ếch… Công ty có khả năng bao tiêu nông sản 1 tháng từ 15-20 container (1 container 40feet khoảng 25 tấn sản phẩm).

4.jpgCông ty TNHH Đầu tư Nhật Vượng đang kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản của tỉnh Quảng Ngãi.

 

Đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Sơn chia sẻ, vụ Đông Xuân 2020-2021 toàn huyện có trên 663ha với sản lượng dự kiến trên 15 ngàn tấn; dưa hấu trên 400ha sản lượng dự kiến trên 12 ngàn tấn; Hành trên 100ha với lượng dự kiến trên 1.000 tấn, ngoài ra có các sản phẩm như: nước mắm, bánh tráng… nông dân rất cần bán và xuất khẩu.
 
Các sản phẩm từ quế Trà Bồng - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ngãi
Các sản phẩm từ quế Trà Bồng - sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ngãi

 

Đại diện Hội Nông dân huyện Đức Phổ đề nghị các doanh nghiệp thu mua nông sản thông tin rõ qui cách chất lượng sản phẩm, hiện mặt hàng nào có thể thu mua để địa phương triển khai; cần hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bền vững cho nông dân.
 
 
 
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top