Quảng Ngãi: Năng suất lúa vụ đông xuân đạt 60,7 tạ/ha
Tổng sản lượng lương thực của Quảng Ngãi vụ đông xuân 2021-2022 ước đạt 258.901,6 tấn, đạt 100,9% so với kế hoạch…
Ngày 5/5, Sở NN&PTNT Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vụ ĐX 2021-2022, triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu 2022.
Diễn biến tình hình về thời tiết ngày càng phức tạp, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh. Đầu vụ ĐX 2021-2022, do ảnh hưởng của các đợt bão và các đợt không khí lạnh tăng cường gây mưa lớn trên diện rộng đã làm nhiều diện tích lúa và hoa màu trên địa bàn tỉnh bị ngập úng, hư hại nặng.
Đặc biệt, nhiều diện tích lúa phải gieo sạ lại nhiều lần, ảnh hưởng rất lớn đến việc xuống giống tập trung, gieo sạ muộn so với lịch thời vụ. Cuối vụ do ảnh hưởng của mưa lớn gây ngập úng và đỗ ngã nhiều trà lúa đang giai đoạn trỗ đến chín, gây thiệt hại lớn đến năng suất và sản lượng lúa vụ ĐX 2021-2022.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, tổng sản lượng lương thực vụ đông xuân 2021-2022 ước đạt 258.901,6 tấn, đạt 100,9% so với kế hoạch, giảm 4,2% so với vụ ĐX 2020-2021. Trong đó, sản lượng thóc đạt 232.497tấn, giảm 4,3% so với vụ ĐX 2020-2021; sản lượng ngô đạt 26.404,6tấn, giảm 3,2% so với vụ ĐX 2020-2021.
Cụ thể, đối với cây lúa, diện tích thực hiện 38.278,3ha, năng suất bình quân đạt 60,7tạ/ha, sản lượng 232.497 tấn. So với vụ ĐX 2020-2021, diện tích tăng 0,6%, năng suất giảm 4,9%, sản lượng giảm 4,3%; so với kế hoạch, diện tích tăng 1,6%, năng suất giảm 0,1% và sản lượng tăng 1,5 %.
Đối với cây ngô, diện tích 4.435,6ha, năng suất bình quân đạt 59,5tạ/ha, sản lượng 26.404,6 tấn. So với vụ ĐX 2020-2021, diện tích giảm 3,4%, năng suất tương đương so với cùng kỳ, sản lượng giảm 3,2%;
Cây rau các loại: Diện tích thực hiện 8.663,5ha, năng suất bình quân ước đạt 176,5 tạ/ha, sản lượng 152.936,4 tấn. So với vụ ĐX 2020-2021, diện tích tăng 10,8%, năng suất giảm 0,9%, sản lượng tăng 9,9%.
Triển khai xây dựng 61 cánh đồng mẫu lớn
Vụ ĐX 2020-2021, toàn tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện 61 cánh đồng lớn với tổng diện tích 1.260,6ha, tăng 41 cánh đồng với diện tích 855,6ha so với kế hoạch đề ra. Trong đó, xây dựng cánh đồng lớn trên cây lúa 51cánh đồng với diện tích 1.051,6ha, năng suất bình quân ước đạt từ 69,2tạ/ha; cây lạc 05 cánh đồng với diện tích 121ha, năng suất bình quân ước đạt 28,0tạ/ha; cây dưa hấu 05 cánh đồng với diện tích 88ha, năng suất bình quân ước đạt 400tạ/ha.
Cánh đồng đạt giá trị sau thu hoạch trên 100 triệu đồng/ha/năm: Có 3 cánh đồng sản xuất rau an toàn với diện tích 16,5ha, doanh thu bình quân đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm.
Triển khai thực hiện 23 mô hình trình diễn, sản xuất thử trên cây lúa, ngô, mỳ với tổng diện tích 72,6 ha, trong đó có 18 mô hình trên cây lúa, 3 mô hình trên cây ngô và 2 mô hình trên cây mỳ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.882ha cây lúa, rau, cây ăn quả được chứng nhận VietGAP. Ngoài ra, còn có các cơ sở ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất rau, củ quả (sản xuất rau thủy canh) với tổng diện tích 2.280m2, sản lượng 51,2tấn/năm, cụ thể là: Cty TNHH MTV Đại Việt Garden, diện tích sản xuất 480m2 (địa chỉ thôn Phú Sơn, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa).
Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp bước đầu đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nhất là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhiều doanh nghiệp đã có sự liên kết với HTX, nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với sản lượng 7,2tấn/năm; HTX rau sạch Mầm Việt (địa chỉ thôn Hòa Tân, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa), diện tích sản xuất 1.800m2, sản lượng 44tấn/năm.
Tại hội nghị, đại diện các Chi cục của Sở NN&PTNT như Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo đến bà con nông dân một số giải pháp trong việc chủ động áp dụng kỹ thuật, ứng phó kịp thời với thời tiết…
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.