Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 1 năm 2021 | 15:31

Quế Võ - thị xã kinh tế toàn cầu

Huyện Quế Võ (Bắc Ninh) là xứ sở cổ kính và tươi đẹp, có diện tích tự nhiên 155km2 với 21 đơn vị hành chính, dân số 209.851 người.

t51.jpg

Đặng Văn Tuân (Chủ tịch UBND huyện Quế Võ)

 

Năm 2018, Quế Võ về đích nông thôn mới (NTM), vượt kế hoạch đề ra trước hai năm, vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Tiến tới thành lập thị xã

Chỉ trong 5 năm (2015-2020), tổng sản phẩm trên địa bàn Quế Võ tăng bình quân 11,5%/ năm; cơ cấu kinh tế  chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 61%, dịch vụ  32%, nông - lâm nghiệp - thủy sản  6,6%.

Năm 2020, tổng sản phẩm Quế Võ đạt 10.067,2 tỷ đồng, tăng 2,8% so với năm 2019. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân/người/năm đạt 2.750 USD, tăng 0,8% so với năm 2019.

Quế Võ đã được công nhận đô thị Phố Mới mở rộng (đô thị Quế Võ) – đạt tiêu chí đô thị loại 4, đó là tiền đề vững chắc để Quế Võ trở thành thị xã thời kinh tế toàn cầu, với 11 phường, 10 xã để phát triển kinh tế công nghiệp dịch vụ, nông nghiệp và du lịch.

Huyện Quế Võ là địa phương có nhiều lợi thế về đất đai, hạ tầng giao thông, vị trí địa lý thuận lợi, có vai trò cầu nối giữa đô thị Chí Linh (tỉnh Hải Dương) với TP.Bắc Ninh vào huyện Tiên Du; Quốc lộ 18 chạy dài tiếp xúc với Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long (Quảng Ninh); Quốc lộ 17 nối liền Quế Võ với tỉnh Bắc Giang, Tỉnh lộ 279, hệ thống giao thông đường thủy trên các tuyến sông Cầu, sông Đuống, góp phần phát triển dịch vụ vận tải đường dài, mở mang du lịch đường sông logistics, cảng nội địa (icd ) tại cảng Bắc Ninh và cảng Đức Long, khiến Quế Võ là địa bàn trọng điểm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư vào Quế Võ.

Những thay đổi về kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa đặt ra nhiều vấn đề mới cần giải quyết về quản lý kinh tế, quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý dân sự, bảo đảm trật tự công cộng, bảo vệ môi trường... Chính vì vậy, mô hình quản lý chính quyền nông thôn (huyện) không còn phù hợp. Thành lập thị xã Quế Võ là yêu cầu tất yếu nhằm tạo điều kiện tiền đề pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức bộ máy quản lý đô thị.

Phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp

Với ưu thế nổi trội của thị xã tương lai, Quế Võ phát triển mạnh các khu công nghiệp, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thêm việc làm cho người dân Quế Võ và thu hút lao động và nhân tài khắp các nơi về hội tụ.

Đến nay, trên địa bàn Quế Võ có 4 khu công nghiệp: Quế Võ 1 , Quế Võ 2, Quế Võ 3, An Việt – Quế Võ 6 và cụm công nghiệp Châu Long- Đức Long với tổng diện tích đất công nghiệp 1.500ha, thu hút trên 1 vạn lao động... Đây là thế mạnh để Quế Võ phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao: các ngành điện tử, viễn thông, hóa dược... kết nối và gắn liền với vùng công nghiệp Hà Hội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các hành lang kinh tế để phát triển công nghiệp. Các loại hình dịch vụ như bưu chính viễn thông, ngân hàng, điện lực được đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Quế Võ hiện có 4 siêu thị và 1 trung tâm thương mại, một chợ trung tâm thị trấn Phố Mới đang thực hiện thí điểm mô hình chợ an toàn thực phẩm, 13 chợ nông thôn, 9 nghìn cơ sở kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm cho 1 vạn lao động; 20 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, phân bón phân bổ hầu hết các xã, thị trấn.

Điển hình là trung tâm thương mại Trung Thành (thị trấn Phố Mới), tập trung nhiều loại hình dịch vụ: từ các mặt hàng thời trang đến các đồ dùng thiết yếu và dịch vụ vui chơi giải trí... Năm 2020, tổng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 4.810 tỷ đồng, tăng bình quân 14,5%/năm. Tỷ trọng chiếm 36,5% cơ cấu kinh tế.

 

t51a.jpg

Bộ mặt nông thôn mới xã Châu Phong ngày càng khởi sắc. Ảnh: DC

 

Với diện tích gieo trồng 17.800ha, Quế Võ chọn khoai tây và lúa là cây chủ lực, từ đó chủ động quy hoạch chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM. Xây dựng thương hiệu cho hai sản phẩm là khoai tây Quế Võ và gạo tẻ thơm Quế Võ. Quế Võ có 1.700ha khoai tây, đứng đầu cả nước về diện tích, năng suất và sản lượng.

Quế Võ đã quy hoạch được 30 vùng trồng khoai tây thương phẩm và khoai tây an toàn; ba vùng trồng cà rốt quy mô 45ha; 37 mô hình tích tụ ruộng đất...

Hội tụ nhiều di tích phát triển du lịch

Là vùng quê văn hiến, Quế Võ có hàng chục di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tiêu biểu là di tích chùa Phả Lại quy mô 150 gian do Quốc sư Minh Không sáng lập. Tại đây, Quốc sư đã đúc Đại Tứ Khí Trời Nam, khi khai chuông đã làm rung chuyển kinh đô Trung Quốc, khiến trâu vàng, ngựa bạc lũ lượt rủ nhau bỏ nước Tàu về Đại Việt. Lễ hội hàng năm thu hút hàng vạn du khách xuôi thuyền từ các dòng sông về lục đầu giang - nơi tọa lạc chùa Phả Lại - tham gia lễ hội. Chùa Phả Lại xứng đáng được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa lịch sử của nhân loại.

Là vùng địa linh nhân kiệt, Quế Võ đã sản sinh ra 33 vị tiến sĩ, trong đó có 3 vị trạng nguyên làm rạng danh nước Việt mà người tiêu biểu là Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư, người thôn Phù Lang, xã Phù Lương, đã đi sứ 10 năm, ông được phong là Lưỡng quốc Trạng nguyên, được vua khen là hay chữ hơn hẳn sứ thần các nước. Ông còn được vua mời dạy thái tử và được nhiều học sinh người theo học. Đó thật sự là những bệ phóng để Quế Võ trở thành thị xã thời kinh tế toàn cầu.

Là thị xã của tương lai, Quế Võ phấn đấu tăng tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 8 - 8,5%/năm. Đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 61,1%, dịch vụ 34%, nông - lâm nghiệp - thủy sản 4,9%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 815 tỷ đồng.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Top