Được biết, ngoài việc bán rễ hương bài, để làm nguyên liệu chế biến hương thẻ phục vụ Tết, bà con xã Quỳnh Thắng , Quỳnh Lưu (Nghệ An), còn có sáng kiến mua máy móc để sản xuất hương, thu lợi nhuận cao.
Nhiều hộ dân ở đây cho biết, cây hương bài sau khi thu hoạch xong, phải sơ chế, tách vỏ, sau đó cho vào máy ép để phơi khô. Nếu có nắng đẹp, chỉ 2 ngày là rễ hương khô, tiếp đó, bà con chỉ việc đóng gói và bán cho thương lái.
Công nhân xã Quỳnh Thắng đóng gói hương thẻ phục vụ Tết.
Theo đó, khoảng tháng 10 dương lịch, rễ hương bài được mua với giá: 28.000 đồng/kg, song, đến giữa tháng 12 thì giá phải lên tới 32.000 đồng/kg. Cả xã Quỳnh Thắng hiện có 260ha cây hương bài, hàng năm rễ hương bài được sơ chế, cung cấp cho thị trường trên 1.000tấn. Năm nay, sản lượng rễ vẫn đạt 4 - 4,5 tấn/ha, như vậy, mỗi ha người dân có thu nhập từ 130 - 140 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu bán nguyên liệu thô như thế thì lợi nhuận thấp, vì vậy, bà con đã đầu tư máy móc, thuê nhân công để sản xuất hương thẻ, nhờ có thêm khâu chế biến nên thu nhập của các hộ đã tăng lên rất nhiều, Đặc biệt là còn tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, giúp bà con tăng thu nhập trong dịp Tết 2018.
Ông Lê Tiến Sơn, xóm 1 cho biết, nếu chỉ sản xuất ra nguyên liệu, sơ chế qua, phơi khô rồi bán thô ra thị trường, thì giá trị đem lại ít. Song, nếu bà con biết chế biến thành sản phẩm, thì giá trị sẽ tăng lên rất nhiều. Ví như, 1ha rễ hương bài khô, với giá bán cao nhất 32.000đồng/kg, bà con chỉ thu được 130 – 140triệu đồng/ha. Nhưng nếu sản xuất ra hương thẻ, sẽ đưa giá trị lên 200 – 250triệu đồng/ha
Được biết, ông Sơn hiện là người dân sản xuất hương thẻ lớn nhất địa bàn xã Quỳnh Thắng, nhờ việc đầu tư máy móc để chế biến hương thẻ. Hiện, với 1máy xay hương và 4 máy đùn hương (tổng giá trị gần 120 triệu đồng), mỗi năm ông sản xuất được 40 tấn - 50 tấn hương thẻ bán ra thị trường, lợi nhuận thu về gần gấp đôi.
Hiện, ngoài ông Sơn, ở Quỳnh Thắng đã có trên 30 hộ sản xuất, chế biến hương trầm và hương thẻ, trong đó có 5 hộ đầu tư máy móc để sản xuất tại nhà. Như vậy, hàng năm, bà con Quỳnh Thắng đã có trên 100 tấn hương thẻ và trên 2 triệu búp hương trầm phục vụ Tết cổ truyền, đầu ra là thị trường tự do trong cả nước.
Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thắng, ông Lê Văn Nga, cho biết: “Quỳnh Thắng có nhiều thuận lợi để phát triển cây hương bài. Đến nay, toàn xã đã có khoảng 30% hộ dân trồng hương bài, cho thu nhập bình quân 70 - 90 triệu đồng/ha/năm. Từ hiệu quả to lớn như vậy, Quỳnh Thắng hiện đang khuyến khích bà con phát triển nghề sản xuất hương thẻ, hương trầm để nâng cao giá trị gia tăng. Dự kiến, thời gian tới, chúng tôi sẽ làm hồ sơ, để được công nhận là làng nghề chế biến hương thẻ, ngay tại địa phương”.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, không riêng Quỳnh Thắng, hiện nay nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu như: Quỳnh Châu, Tân Thắng, Quỳnh Tân ... cũng đang trồng hương bài với diện tích lớn. Tuy thời gian chăm sóc hương bài kéo dài, nhưng giá cả rất ổn định, và được coi là cây trồng có giá trị kinh tế cao, nên người dân ở nhiều địa bàn trong huyện Quỳnh Lưu đang nỗ lực đầu tư, vì đây là vùng nguyên liệu dồi dào.
Dương An Như
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.