Ngày 10/10, tại Hà Nội, Đài truyền hình Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình truyền hình “Nông nghiệp sạch”.
Theo đó, chương trình sẽ chính thức ra mắt khán giả trên truyền hình từ ngày 1/11/2016 vào 18 giờ 20 hàng ngày trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phát biểu tại buổi họp báo.
“Nông sản sạch” là chương trình truyền hình thực tế giới thiệu và quảng bá tới khán giả truyền hình cả nước các loại nông sản đặc sản của Việt Nam, các vùng nông nghiệp nổi tiếng của đất nước và các chuỗi sản xuất sạch hiện đang manh nha phát triển trên tất các tỉnh thành của đất nước.
3 miền đất nước, 7 vùng sinh thái nông nghiệp, 63 tỉnh thành, 3 vùng khí hậu suốt 4 mùa, thiên nhiên ban tặng cho dải đất hình chữ S điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp và sản xuất ra những nông đặc sản với chất lượng ít nơi bì kịp. Tài nguyên nhiều, tiềm năng lớn, câu chuyện còn lại chỉ là sản xuất theo chuỗi nông nghiệp sạch, phân phối, quản bá tới 90 triệu dân tiêu dùng Việt Nam.
Đây cũng chính là mục đích ra đời chương trình “Nông nghiệp sạch”, một sản phẩm truyền hình chưa từng có, một cánh tay nối dài của ngành nông nghiệp, một công cụ hữu hiệu để thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng sản xuất hàng hóa và hướng mạnh tới thị trường.
Chương trình được thực hiện theo hình thức truyền hình thực tế với sự trải nghiệm sinh động của người dẫn chương trình và các phóng viên, tạo nên một kênh quảng bá hữu hiệu cho nông sản Việt Nam, từ đó truyền đi một thông điệp, một định hướng về một nền nông nghiệp xanh, sạch, hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, chứng kiến lễ ký kết Thỏa thuận phối hợp chỉ đạo chương trình “Nông nghiệp sạch” phát sóng trên VTV.
Phát biểu tại họp báo, ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam cho biết, chương trình cần vận động người nông dân muốn sản xuất an toàn và chỉ rõ chế tài để người sản xuất thấy được không thể không sản xuất an toàn. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ để người sản xuất thấy được sản xuất thực phẩm an toàn có lợi hơn làm thực phẩm không an toàn.
Đồng thời, để thấy được muốn sản xuất an toàn thì được hỗ trợ về thông tin, phương pháp sản xuất an toàn, mua đầu vào an toàn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, phải vận động mỗi hộ nông dân phải là một hộ sản xuất an toàn, không thể có xã nông thôn mới là xã sản xuất không an toàn vì đây chính là văn hóa của người Việt Nam.
Cũng theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Chương trình “Nông nghiệp sạch” chính là công cụ 3 chức năng. Vừa truyền thông, vừa hỗ trợ và vừa góp phần tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng. Chúng ta hãy cùng nhau để nông nghiệp Việt Nam phải là nông nghiệp sạch và Việt Nam xuất khẩu phải là xuất khẩu sạch.
Tại cuộc họp báo, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - đơn vị tài trợ chính đã công bố chương trình tín dụng Nông nghiệp sạch - con đường nông sản Việt trị giá 50 nghìn tỷ đồng cho một nền nông nghiệp sạch.
Ông Tiết Văn Thành - Tổng giám đốc Agribank.
Ông Tiết Văn Thành - Tổng giám đốc Agribank cho biết, chương trình tín dụng nông nghiệp sạch trị giá 50.000 tỷ đồng sẽ được Agribank dành cho vay phát triển sản xuất nông sản sạch tại tất cả các địa phương trong cả nước. Gói tín dụng này sẽ được triển khai cho vay từ ngày 1/11/2016 với đối tượng là tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại tham gia sản xuất trong chương trình, chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch.
Agribank cũng cam kết sẽ hỗ trợ với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0,5 - 1% so với lãi suất vay ngoài thị trường nhằm hỗ trợ tối đa cho sản xuất nông nghiệp sạch nói riêng và phát triển nông nghiệp nói chung.
Hoàng Văn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.