Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 3 năm 2018 | 14:37

Rau và hoa Gia Nghĩa vụ xuân thắng lớn

Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, nông dân thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông)  đã có một vụ xuân thắng lợi. Rau và hoa của thị xã được thị trường đón nhận.

t11t.jpg
Vườn cúc chén của anh Trần Văn Quân.

 

Trong những năm qua, trên đà phát triển chung của xã hội, thị xã Gia Nghĩa từng bước thay da đổi thịt, cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng từng bước thay đổi để phù hợp với nhu cầu và sự phát triển đó.

Bên cạnh những cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên như cà phê, tiêu, điều, cao su… thì những cây nông nghiệp ngắn ngày, những cây trồng đáp ứng thị hiếu của người dân cũng dần mở rộng diện tích và phát triển. Thống kê mới đây của UBND thị xã cho thấy, diện tích rau xanh hiện đã vượt xa quy hoạch. Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích trồng rau an toàn của thị xã là 36ha, năng suất đạt 264 tạ/ha và sản lượng 2.853 tấn, đáp ứng khoảng 32% nhu cầu sử dụng rau an toàn của thị xã. Đến năm 2030, thị xã sẽ tăng diện tích đất canh tác rau an toàn lên 55ha, năng suất đạt 273 tạ/ha, nâng sản lượng lên 5.400 tấn, cơ bản đáp ứng nhu cầu rau an toàn của người dân. Thế nhưng, hiện nay, diện tích rau xanh của thị xã ước đạt 170ha, sản lượng đạt trên 1.922 tấn. So với năm 2016, diện  tích rau xanh tăng gần 8% và trên 9% về sản lượng.

Diện tích quy hoạch trồng rau an toàn chủ yếu tập trung ở các xã Đắk R’Moan và Đắk Nia, nhưng hiện nay nông dân ở các phường Nghĩa Phú, Nghĩa Đức, Nghĩa Trung đã trồng nhiều và hàng năm tăng dần theo nhu cầu thị trường. Mặc dù diện tích trồng rau đã vượt quy hoạch nhưng giá rau vẫn ổn định và các hộ đều có thu nhập cao.

Hàng năm, cứ vào vụ trồng hoa và rau chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, nông dân lại chuẩn bị đất trồng, nguồn phân bón, giống phù hợp. Các giống hoa gồm: cúc, lily, huệ… Nguồn hoa tuy chưa phong phú nhưng với việc tích cực tiếp cận và học hỏi kỹ thuật mới đã từng bước giúp nông dân thị xã mở rộng diện tích, đáp ứng phần nào nhu cầu về hoa tươi trên địa bàn.

Một số hộ trồng rau lâu năm trên địa bàn thuộc phường Nghĩa Phú, Đăk Rmoan… luôn chú trọng đưa khâu an toàn lên hàng đầu. Nông dân hiện nay đã áp dụng khoa học vào sản xuất, đầu tư nhà lồng, nhà lưới, hệ thống tưới, nguồn nước sạch, phân bón sinh học, chế phẩm sinh học, phân hữu cơ vi sinh…

Chúng tôi đến thăm vườn rau của hộ chị Bùi Thị Lâm ở thôn Tân Lợi - Đăk Rmoan. Năm nay chị Lâm trồng xà lách, rau gia vị các loại, cà chua, bắp sú, dưa leo… Hàng ngày chị cung cấp cho thị trường khoảng 350kg rau, củ các loại. Rau của chị được thị trường Gia Nghĩa chấp nhận và tiêu thụ hết.

Cạnh đó, vườn rau của bà Ba Hòa với diện tích 0,3ha được luân canh liên tục để có rau cung cấp cho thị trường. Bà Ba Hòa chia sẻ, khi xưa vườn của bà đất trũng, hay úng ngập, rau canh tác hay bị nhiễm bệnh nên năng suất thấp. Sau đó, bà đổ đất nâng cao vườn, cải tạo đất, luân canh, mùa nào cây nấy, không lạm dụng phân hóa học, sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, sử dụng men vi sinh, nguồn nước tưới sạch, cách ly tốt. Chính vì vậy, nguồn rau của bà luôn được người mua chấp nhận.

Nhận thấy nhu cầu của người dân trên địa bàn ngày càng cần nhiều rau xanh, thị trường đầu ra ổn định, hiện nay nhiều gia đình ở thị xã đã đầu tư trồng rau xanh để phát triển kinh tế, xem đây là hướng làm ăn hiệu quả. Không chỉ trồng rau theo kiểu truyền thống mà nhiều gia đình đã áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bên cạnh các hộ làm rau lâu năm, trong vài năm trở lại đây, một số hộ cũng mạnh dạn đầu tư trồng rau an toàn để có nguồn rau ổn định như gia đình chị Võ Thị Sáu ở tổ dân phố 5, phường Nghĩa Phú. Chị mạnh dạn đầu tư 200 triệu đồng làm 1.000m2 nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới phun sương để trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, chủ yếu là các loại rau cải, mướp đắng và hành lá. Trong quá trình trồng rau VietGAP, chị được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện mô hình trồng rau an toàn. Từ khi trồng rau trong nhà kính, năng suất cao gấp 2 - 3 lần so với trồng ngoài tự nhiên, chất lượng rau cao hơn, ít bị sâu và mùa mưa không bị giập nát, hư hỏng. Trồng rau trong nhà kính cũng giúp gia đình chị chủ động trong sản xuất. Mỗi ngày, chị đưa ra thị trường khoảng 1 tạ rau các loại, trừ chi phí, thu về trên 500.000 đồng.

Gia đình anh Hải ở tổ dân phố 7, phường Nghĩa Phú cũng chặt bỏ hơn 1ha đất trồng các cây công nghiệp già cỗi, kém hiệu quả chuyển sang trồng rau an toàn. Anh san ủi, cải tạo đất, lắp đặt hệ thống tưới nước bằng péc để trồng một số loại rau nhưng chủ lực là bắp cải vì theo anh, trồng bắp cải, củ cải đạt hiệu quả cao và bắp cải trồng ở Gia Nghĩa ăn có vị ngọt, giòn, cho năng suất ổn định.

Gia đình anh Nguyễn Bá Dương ở thôn Tân Lợi cũng cải tạo 1ha đất sình để trồng rau xanh. Anh canh tác các loại rau theo mùa vụ chủ yếu bỏ mối cho thương lái. Rau của anh đảm bảo an toàn, chất lượng tốt nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ngoài rau, những vườn hoa cũng mang lại cho nông dân Gia Nghĩa nguồn thu đáng kể. Vào vườn của chị Ba Liên - một hộ trồng rau hoa lâu đời của tổ 4, phường Nghĩa Phú, thấy chị đang chăm dàn dưa leo cho ra quả , anh đang chăm vườn hoa ly, hoa cúc…. Năm nay theo anh chị, thời tiết ôn hòa nên hoa lily nở đúng Tết, không vất vả như năm ngoái, phòng trị bệnh đơn giản hơn, ít sâu bệnh hại hơn, tốt hơn. Hoa cúc cũng nở đều đẹp, giá bán ổn định nên anh chị có vụ hoa Tết thắng lợi.

Gia đình anh Trần Văn Quân mạnh dạn đưa cúc chén, cúc lưới vào làm, thậm chí anh đưa hoa cúc lên đồi cao trồng vẫn đạt hiệu quả cao.

UBND phường Nghĩa Phú, cơ quan khuyến nông phường và bà con trồng rau, hoa trên địa bàn đã thành lập các tổ hợp tác để hỗ trợ nhau trong sản xuất, tạo thương hiệu cho sản phẩm. Do đó, rau và hoa của phường Nghĩa Phú ngày càng đạt chất lượng tốt hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng, đem lại nguồn thu nhập khá cao, ổn định cho nông dân.

 

 

Phạm Thị Ngọc Bích
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top