Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 30 tháng 4 năm 2017 | 1:0

Rong biển, hướng đi mới để phát triển thủy sản bền vững

Tại các tỉnh duyên hải miền Trung, trồng và khai thác rong biển đã trở thành một nghề của nhiều ngư dân.

Việt Nam có vùng biển rộng lớn, khí hậu thuận lợi để phát triển nuôi trồng rong biển. Thế nhưng, diện tích nuôi trồng rong biển chỉ khoảng 10.000 ha, với sản lượng hơn 100.000 tấn tươi/năm, chủ yếu xuất thô ra nước ngoài.

rong bien huong di moi de phat trien thuy san ben vung hinh 1
Người dân miền Trung đi hái "lộc trời" (Ảnh: Nông nghiệp VN)

Tại các tỉnh duyên hải miền Trung, trồng và khai thác rong biển đã trở thành một nghề của nhiều ngư dân. Trong số các loại rong tại đây gồm rong câu, rong sụn, rong mơ thì rong mơ được khai thác từ tự nhiên, thương lái ra tận bãi thu mua. Mấy năm gần đây, khi nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt, rong mơ ngày càng được giá. Tuy nhiên, vài năm gần đây, nguồn rong mơ cạn kiệt, giá lại giảm mạnh, khiến thu nhập của người khai thác rong mơ sụt giảm.

Ông Trần Văn Phát, ở xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa cho biết: Khai thác rong mơ rất vất vả, phải chịu lạnh từ sáng tới chiều, phải phơi nắng, ... Càng ngày càng khó khăn trong khai thác rong biển vì ghe thuyền ngày càng đông.

Cùng với nguồn rong tự nhiên, một số ngư dân cũng đã trồng các loại rong như: rong câu, rong nho, rong mứt, rong sụn…Mặc dù có nhiều lợi thế về mặt nước, khí hậu nhưng bà con cũng không mấy mặn mà với việc trồng rong. Tại tỉnh Phú Yên, rong biển được đưa vào trồng từ 20 năm nay, diện tích trồng rong ở đây có lúc lên 300 ha nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 25 ha.

Theo ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, nguyên nhân chính là đầu ra không ổn định, lợi nhuận thấp.

Việt Nam hiện có hơn 800 loài rong biển. Diện tích nuôi trồng rong biển ở Việt Nam trên 10.000 ha, sản lượng hơn 101.000 tấn/ năm. Phó Giáo sư Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cho rằng, tuy có nhiều tiềm năng nhưng lâu nay, ngành nông nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc trồng rong biển. Hiện nay, ngoài số lượng xuất thô theo đường tiểu ngạch, giá trị kinh tế thấp thì không có nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng, không có nhiều doanh nghiệp mặn mà với rong biển.

Việc phát triển rong biển sẽ giải quyết nhiều vấn đề như: giảm được khí thải nhà kính, làm sạch môi trường, rong biển hấp thụ được các kim loại nặng. Tại các vùng nuôi, rong sẽ hấp thu được chất ô nhiễm, làm sạch môi trường, cung cấp  ô xy cho sinh vật.

Để phát triển rong biển thành một đối tượng nuôi thu hút nhiều người dân, theo các chuyên gia cần phải thực hiện một số giải pháp như: Khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn lợi rong biển tự nhiên đúng mùa vụ, đúng kỹ thuật, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, bảo vệ nguồn lợi. Bổ sung các đối tượng trồng mới có giá trị, có chất lượng cao ngoài đối tượng truyền thống là rong câu. Tăng cường quá trình chế biến và sử dụng nguyên liệu rong biển, nghiên cứu ứng dụng keo rong biển vào các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, sắp đến, cần phải đánh giá những vùng biển tiềm năng, phù hợp với các đối tượng, để từ đó nghiên cứu phát triển các loài bản địa thành sản phẩm hàng hóa, giá trị gia tăng cao.

Theo ông Luân, cần phải quan tâm đến công nghệ chế biến để làm các sản phẩm giá tăng. Song hành với đó là mở rộng các thị trường trong và ngoài nước, quảng bá các sản phẩm của Việt Nam làm được từ rong, trồng ở Việt Nam có giá trị, chất lượng cao./.

Theo Thái BìnhVOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top