Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 4 năm 2020 | 14:59

Sân bay Vân Đồn: Khi lợi nhuận... không phải là thước đo duy nhất

Mới đưa vào vận hành hơn 1 năm, nhưng sân bay Vân Đồn đã thiết lập nên những kỷ lục và thành tích ấn tượng. Cảng hàng không tư nhân này cũng đang ngày càng chứng tỏ tầm vóc và vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ CT-XH vì cộng đồng.

ảnh-1-sân-bay-vân-đồn-chứng-tỏ-tầm-vóc-và-vai-trò-quan-trọng-trong-việc-thực-hiện-các-nhiệm-vụ-chính-trị-xã-hội.jpg
 Sân bay Vân Đồn chứng tỏ tầm vóc và vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội.
 

Những đóng góp thầm lặng

Chính thức hoạt động từ cuối năm 2018, CHK quốc tế Vân Đồn đã giúp Quảng Ninh hiện thực hóa mục tiêu “mở cửa bầu trời” nhằm tăng cường giao thương, thu hút thêm các dòng khách du lịch trong và ngoài nước.

Từ việc đều đặn đón những chuyến bay nội địa, liên tiếp khai trương các đường bay quốc tế mới cho đến “kỳ tích” ẵm trọn giải thưởng sân bay mới tốt nhất thế giới tại World Travel Award 2019, sân bay trọng điểm vùng Đông Bắc sớm khẳng định tầm vóc của công trình hạ tầng đóng vai trò động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh.

Lần đầu đặt chân vào lĩnh vực hạ tầng hàng không, công trình do Sun Group đầu tư cũng thiết lập kỷ lục mới trong khai thác sân bay tại Việt Nam. Đó là chỉ sau gần 5 tháng vận hành, đã có chuyến bay quốc tế, trong khi, thông thường, các sân bay mới phải mất từ 3-5 năm mới có thể khai thác quốc tế.

Có bước khởi đầu hoàn hảo, nhưng “kỳ trăng mật” của sân bay Vân Đồn nhanh chóng khép lại khi đại dịch Covid-19 ập đến. Từ tháng 2/2020, bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho những chuyến bay thương mại, sân bay Vân Đồn được trao sứ mệnh là 1 trong số ít sân bay có nhiệm vụ đón người Việt từ các vùng dịch về nước. Đến nay, sân bay Vân Đồn đã đón thành công 29 chuyến bay với 4.423 hành khách từ nhiều vùng cao điểm dịch. 

 

ảnh-2-sân-bay-vân-đồn-xây-dựng-quy-trình-đón-chuyến-bay-đặc-thù-để-hạn-chế-tối-đa-việc-lây-lan-dịch-bệnh.jpg
Sân bay Vân Đồn xây dựng quy trình đón chuyến bay đặc thù để hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh.

 

Không chỉ sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự tận tâm và khả năng phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tuân thủ nghiêm quy trình phòng dịch, các chuyên gia đánh giá, chính cơ chế hoạt động của một sân bay tư nhân đã giúp đơn vị này xây dựng được một quy trình đặc thù, xử lý nhanh, sáng tạo trong các tình huống cấp bách, hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh.

Theo ông Phạm Ngọc Sáu, GĐ sân bay Vân Đồn, nhận thông tin đón chuyến bay đầu tiên từ tâm dịch Vũ Hán chỉ trước giờ máy bay hạ cánh 2 tiếng, nhưng sân bay Vân Đồn đã xây dựng ngay quy trình đón khách phía ngoài nhà ga, tránh tối đa lây nhiễm. Đặc biệt, ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về giãn cách xã hội, sân bay Vân Đồn đã lập tức triển khai phân luồng, kẻ vạch tại mọi vị trí đón khách, để đảm bảo khoảng cách 2m an toàn.

Thành công trong chiến dịch đón các chuyến bay “giải cứu” đã xóa tan những lo ngại được đặt ra về kinh nghiệm vận hành và ứng phó với các trường hợp đặc biệt của ngành hàng không dành cho một sân bay mới như Vân Đồn.

Đồng thời, chiến dịch này cũng chứng minh rằng các doanh nghiệp tư nhân như Tập đoàn Sun Group hoàn toàn đủ tiềm lực, nhân lực để sẵn sàng đảm nhận những trọng trách lớn mà đất nước giao phó trong những tình huống khó khăn.

Vai trò của sân bay Vân Đồn trong nỗ lực ngăn ngừa dịch bệnh lây lan cũng được các ban ngành Quảng Ninh đánh giá cao bởi tính chuyên nghiệp, sự tận tâm. Điều này cho thấy, bằng nhiều cách khác nhau, khu vực kinh tế tư nhân đang thầm lặng góp sức vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 hết sức cam go hiện nay.

Bệ phóng cho tương lai của Khu kinh tế Vân Đồn

Với mục tiêu ban đầu là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh, sân bay Vân Đồn là hạng mục hạ tầng quan trọng nằm trong kế hoạch đưa Vân Đồn sớm trở thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiêp giải trí có casino… theo quy hoạch xây dựng chung đến năm 2040 được Thủ tướng phê duyệt.

 

ảnh-3.jpg

Công tác khử trùng luôn được sân bay Vân Đồn coi trọng hàng đầu để đảm bảo an toàn. 

 

Mới hoạt động hơn 1 năm, sân bay non trẻ của Tập đoàn Sun Group đã chứng minh rằng mình còn nắm giữ vai trò cao hơn việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế. Dư địa vẫn còn rộng để sân bay Vân Đồn chứng minh được chỗ đứng, vị thế trên bản đồ ngành hàng không.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, không những đem nguồn lợi về du lịch, Cảng HKQT Vân Đồn còn là cửa ngõ giao thông thuận lợi cho những nhà đầu tư quốc tế muốn vào Quảng Ninh. Điều này sẽ đóng góp nhiều GDP cho tỉnh, đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn người ở địa phương.

Ông Phạm Ngọc Sáu, GĐ sân bay thẳng thắn thừa nhận: “Mục đích của chúng tôi không chỉ là lợi nhuận, mà còn là phát triển một vùng đất mới chưa khai phá hết tiềm năng. Thách thức của chúng tôi là tìm cơ hội phát triển sân bay như một thành phố sân bay với nhiều khu vực phụ trợ, dịch vụ phi hàng không”.

Các số liệu cho thấy, nguồn doanh thu của các sân bay đến từ các hoạt động liên quan trực tiếp đến hàng không chiếm khoảng 56% tổng doanh thu. Ngoài ra, các hoạt động không liên quan trực tiếp đến hàng không cũng chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của một sân bay và đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. 

 

ảnh-4-lợi-nhuận-không-phải-là-thước-đó-quan-trọng-với-một-sân-bay-trong-giai-đoạn-đầu-vận-hành.JPG

 Lợi nhuận không phải là thước đó quan trọng với một sân bay trong giai đoạn đầu vận hành.

 

Cảng HKQT Vân Đồn là một trong những công trình nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn Sun Group tại Quảng Ninh. Bởi vậy, nhiều chuyên gia nhận định, trong tương lai dư địa cho sự phát triển của sân bay là vô cùng rộng mở. 

Mặc dù kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng, khó khăn trong giai đoạn đầu là tất yếu với các sân bay (không chỉ tại Việt Nam), song những giá trị mang lại cho đất nước, cho kinh tế xã hội của các vùng đất là yếu tố không thể bỏ qua. Lợi nhuận không phải là thước đó quan trọng với một sân bay trong giai đoạn đầu vận hành. Bởi đóng góp thầm lặng của sân bay Vân Đồn qua đợt chống dịch vừa qua đã chứng minh rằng, một sân bay tư nhân làm được nhiều điều cho nền kinh tế, cho đất nước.

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top