UBND xã Long Mỹ vừa tổ chức hội nghị tổng kết và trao giấy chứng nhận mô hình sản xuất cây củ cải trắng đạt tiêu chuẩn VietGAP cho tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ củ cải trắng Long Mỹ.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Thít kết hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long, UBND xã Long Mỹ vừa tổ chức hội nghị tổng kết và trao giấy chứng nhận mô hình sản xuất cây củ cải trắng đạt tiêu chuẩn VietGAP cho tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ củ cải trắng Long Mỹ.
Đây là mô hình thuộc dự án “Xây dựng vùng sản xuất cây củ cải trắng đạt tiêu chuẩn VietGAP” do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Thít đầu tư, được thực hiện tại ấp Long Hòa 2, xã Long Mỹ với diện tích 10ha, 23 hộ dân tham gia thực hiện. Các hộ nông dân trong dự án được Nhà nước hỗ trợ không thu hồi 100% chi phí mua giống, chi phí khảo sát, triển khai, quản lý dự án, chi phí tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hội thảo, chi phí tư vấn - chứng nhận VietGAP và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu...
Với mục tiêu xây dựng và phát triển vùng sản xuất thâm canh cây củ cải trắng theo hướng an toàn và bền vững, quản lý tốt sâu bệnh hại, đạt năng suất, chất lượng cao, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa; đơn vị thực hiện dự án đã hỗ trợ và hướng dẫn cho nông dân trong mô hình về các yêu cầu tiêu chuẩn sản xuất theo quy trình VietGAP đến đầu tư cơ sở vật chất; lấy và kiểm nghiệm các mẫu đất, mẫu nước, mẫu củ cải….
Sau 5 tháng thực hiện, Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ củ cải trắng Long Mỹ đã được Trung tâm chất lượng nông - lâm - thủy sản vùng 6 cấp giấy chứng nhận sản xuất củ cải đạt tiêu chuẩn VietGAP. Chứng nhận có hiệu lực trong hai năm, kể từ ngày 11/01/2018. Trong quá trình tư vấn, đánh giá chứng nhận VietGAP, tổ hợp tác đã được các chuyên gia của trung tâm tư vấn và cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, các yêu cầu về phương thức sản xuất VietGAP, hướng dẫn ghi chép hồ sơ, ghi chép các biểu mẫu tại cơ sở, sửa đổi, bổ sung các phần, các hạng mục mà cơ sở còn thiếu hoặc chưa đáp ứng theo yêu cầu.
Tại hội nghị, người dân và chính quyền địa phương rất vui và phấn khởi khi được cấp giấy chứng nhận. Từ hiệu quả bước đầu của mô hình, bà con mong muốn sau khi kết thúc, các hộ tham gia tiếp tục thực hiện và mở rộng quy mô, thường xuyên được trao đổi, tuyên truyền và hướng dẫn trồng củ cải trắng để nơi đây dần trở thành vùng sản xuất hàng hóa, cung cấp sản phẩm sạch, an toàn, giúp nông dân tăng hiệu quả kinh tế và phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, bà con cũng thể hiện mong muốn được sự quan tâm hơn nữa của các ngành chức năng trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, cũng như biện pháp giúp ổn định giá cả các mặt hàng nông sản hiện nay để nông dân an tâm hơn trong sản xuất, từng bước góp phần xây dựng nền nông nghiệp theo hướng bền vững.
Linh Phương
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.