Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 7 năm 2019 | 13:42

Sản xuất lạc theo chuỗi gắn với bao tiêu và chế biến

Mô hình ”Liên kết sản xuất lạc theo chuỗi gắn với bao tiêu và chế biến dầu lạc” tại xã Cát Tài, huyện Phù Cát, Bình Định đã giúp người dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, an tâm sản xuất với lợi nhuận 35,55 triệu đồng/ha.

lac_bdinh.JPG
Năng suất thực thu của mô hình ước đạt khoảng 39,9 tạ/ha.

 

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

Theo số liệu thống kê năm 2018, Bình Định có trên 9.850ha lạc, năng suất bình quân 34,7 tạ/ha, sản lượng trên 34.200 tấn. Năng suất và sản lượng lạc năm sau nhìn chung đều cao hơn năm trước.

Tuy nhiên, thực tế thấy, khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các hộ dân còn hạn chế; người dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thiếu hợp lý, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường; các giống lạc đang được trồng chủ yếu là giống cũ, thoái hóa; kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân chưa đảm bảo, phần lớn  làm theo kinh nghiệm, ít chú trọng đến việc phòng bệnh.

Xuất phát từ thực tế đó, Sở Nông Nghiệp và PTNT Bình Định chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức thực hiện mô hình ”Liên kết sản xuất lạc theo chuỗi gắn với bao tiêu và chế biến dầu lạc” tại xã Cát Tài, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất, tăng thu nhập cho người nông dân theo hướng liên kết chuỗi “từ sản xuất đến tiêu thụ”.

Mô hình được triển khai với sự tham gia của các cơ sở bao tiêu sản phẩm; hợp tác xã nông nghiệp cung ứng vật tư, làm cầu nối  giữa nông dân với cơ sở thu mua, chế biến nông sản; cán bộ khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Mô hình được thực hiện với quy mô 5ha, có 33 hộ tham gia, sản xuất giống lạc L14. Bà con tham gia mô hình sử dụng phân bón hợp lý, chú trọng bón phân hữu cơ, có sử dụng vôi hạt để tạo điều kiện thuận lợi cho cây lạc sinh trưởng, phát triển, nhất là bón vôi giai đoạn ra hoa.

Nhân rộng mô hình

Do điều kiện thời tiết vụ hè nắng nóng nên tỷ lệ cây lạc mọc không cao, số cây/m2 đạt trung bình 33 cây, số quả chắc/cây đạt trung bình 13 quả. Năng suất lý thuyết đạt trên 49 tạ/ha, dự kiến năng suất thực thu ước khoảng 39,9 tạ/ha. Nhờ sử dụng phân bón và chăm sóc hợp lý nên năng suất lạc ở ruộng mô hình cao hơn lạc trồng trên cùng chân đất, thời vụ khoảng 3 tạ/ha.

Như vậy, với năng suất lạc ước đạt 39,9 tạ/ha, giá lạc hiện nay khoảng 20.000 đồng/kg thì các hộ tham gia mô hình có thu nhập 79.800.000 đồng/ha, lợi nhuận ước 35.550.000 đồng/ha, cao hơn ruộng đối chứng 460.000 đồng/ha.

Ban đầu có thể đánh giá, mô hình đã giúp người dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, và nhờ liên kết chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm nên bà con yên tâm sản xuất. Xã Cát Tài đang có kế hoạch nhân rộng mô hình này.

 

 

Minh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Top