Nhiều tháng nay, người dân xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lo lắng khi hàng chục hecta rừng ngập mặn ven biển tại địa phương này chết bất thường.
Sau khi nhận được thông tin, UBND thị xã Kỳ Anh đã chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan khẩn trương vào cuộc tìm nguyên nhân, tham mưu các giải pháp xử lý và báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh cùng vào cuộc.
Trước kiến nghị của địa phương và qua kiểm tra hiện trạng, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đề nghị UBND tỉnh mời các cơ quan đầu ngành về rừng ở trung ương và các đơn vị liên quan vào cuộc để xác định nguyên nhân rừng ngập mặn bị chết.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý việc rừng ngập mặn bị chết tại thị xã Kỳ Anh; đồng thời sớm thực hiện thanh lý, trồng rừng thay thế.
Vừa qua, thị xã Kỳ Anh đã tổ chức cuộc họp để đánh giá, rà soát lại các nội dung liên quan đến việc xử lý diện tích cây mắm trong rừng phòng hộ bị chết. Hiện, thị xã đã chỉ đạo địa phương và Hạt Kiểm lâm thị xã bảo vệ nghiêm ngặt, giữ nguyên hiện trạng vùng rừng ngập mặn tại lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 358B, xã Kỳ Hà để chờ chuyên gia về kiểm tra, tìm nguyên nhân. Việc cần thiết hiện nay là tìm hiểu rõ nguyên nhân cây rừng bị chết, từ đó đánh giá lại thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước để tìm cây trồng phù hợp thay thế diện tích rừng bị chết.
Theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh Nguyễn Văn Chung, trước khi tiến hành việc xử lý, thanh lý, trồng rừng thay thế, thị xã mong muốn các chuyên gia đầu ngành vào cuộc để tìm nguyên nhân cây chết. Khi đã xác định được nguyên nhân thì việc thực hiện phương án cải tạo, trồng mới diện tích thay thế mới đạt được kết quả bền vững.
Một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh cho biết, để trồng mới được rừng ngập mặn rất khó khăn và mất nhiều thời gian, kinh phí.
Theo tính toán sơ bộ, phải mất khoảng 5 năm với kinh phí 350 triệu đồng để trồng và chăm sóc thành công 1 ha rừng ngập mặn phát triển, phát huy được tác dụng phòng hộ.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.