Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 31 tháng 8 năm 2022 | 22:51

Sơn La hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi sản xuất

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Theo đó, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh. Chỉ đạo các đơn vị thiết lập đường dây nóng, công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các sở, ngành, và các UBND huyện, thành phố, tổ chức đối thoại hàng quý, đối thoại chuyên đề, kịp thời trả lời, hướng dẫn giải quyết các kiến nghị, đề xuất vướng mắc cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

Sơn La đã giảm thuế, phí cho các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định. Tổng số thuế miễn, giảm trong tháng 8/2022 dự kiến ước đạt 38 tỷ đồng; lũy kế 8 tháng ước đạt 216,6 tỷ đồng.

 

Trình Ban Thường vụ cho ý kiến và ban hành Đề án phát triển doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; ban hành Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 28/7/2022 về Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận để thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tính đến tháng 31/7/2022, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng với số dư nợ 7.874 tỷ đồng; cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục lại sản xuất kinh doanh, với doanh số cho vay lũy kế từ khi phát sinh dịch đến nay là 34.995 tỷ đồng; dư nợ tại cuối kỳ báo cáo là 12.609 tỷ đồng; số khách hàng còn dư nợ là 15.592 khách hàng; thực hiện hạ lãi suất cho vay từ 0,1 - 6,6%/năm đối với các khoản vay cũ, lũy kế từ đợt dịch bùng phát lần thứ 4 số dư nợ được giảm lãi suất là 20.905 tỷ đồng, số lãi được giảm là 79,3 tỷ đồng cho 46.169 khách hàng.

Nhờ giảm thuế, phí mà nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã có điều kiện phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19.

 

Bên cạnh đó, triển khai giảm thuế, phí cho các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định. Tổng số thuế miễn giảm trong tháng 8/2022 dự kiến ước đạt 38 tỷ đồng; lũy kế 8 tháng ước đạt 216,6 tỷ đồng.

Cụ thể: giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho 1.200 doanh nghiệp, hộ kinh doanh với số tiền giảm thuế giá trị gia tăng tháng 8/2022 dự kiến đạt 35 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng  đầu năm 2022 đạt 168 tỷ đồng.

Miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 cho 7.553 lượt hộ tháng 8/2022 dự kiến giảm 3 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng giảm 24 tỷ đồng; thực hiện chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 01/12/2021 đến 31/5/2022 theo Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 26/11/2021 đã giảm 849 lượt xe, số tiền lệ phí trước bạ giảm 21,3 tỷ đồng.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top