Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 2 năm 2018 | 15:46

Sữa Cô gái Hà Lan khánh thành Trường Đèn Đom Đóm thứ 21

Sữa Cô gái Hà Lan (thuộc công ty FrieslandCampina Việt Nam) vừa khánh thành trường mẫu giáo Vành Khuyên tại xã A Vương, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Đây là ngôi trường thứ 21 mà chương trình Khuyến học Đèn Đom Đóm của Sữa Cô Gái Hà Lan xây dựng khắp cả nước từ khi khởi xướng (năm 2002) với tôn chỉ là tiếp nối hành trình thắp sáng ước mơ được đến trường, tạo điều kiện cho thầy cô và và trẻ em Việt Nam nói chung và ở xã A Vương nói riêng được dạy và học tốt hơn.

 

01.JPG
Trường Vành Khuyên sẽ là một bước đệm tạo sự khởi đầu mới cho tương lai các em vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn của huyện Tây Giang.

 

Trường mẫu giáo Vành Khuyên bao gồm 3 phòng học khang trang được xây dựng với sự tài trợ kinh phí của tổ chức “Live & Give” . Bên cạnh đó, Sữa Cô Gái Hà Lan còn tặng trường đồ dùng dạy học và đồ chơi nhằm giúp cho các em và giáo viên ở đây có điều kiện dạy và học tốt hơn. Tại buổi khánh thành, ông Jan Peeters - nhà sáng lập Tổ chức “Live & Give” được đại diện UBND Huyện Tây Giang trao bằng khen vì những đóng góp tích cực cho sự phát triển giáo dục của Huyện. Tổ chức này đã đồng hành cùng chương trình khuyến học học Đèn Đom Đóm trong nhiều năm qua và tài trợ kinh phí để xây dựng 5 ngôi trường mới ở những vùng còn nhiều khó khăn của các tỉnh Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Long An và Quảng Nam.

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, ông Arnoud van den Berg – Tổng giám đốc FrieslandCampina Việt Nam cho biết: ”Sứ mệnh xuyên suốt hơn 21 năm hoạt động tại Việt Nam của FrieslandCampina là mong muốn xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ em thông qua những sản phẩm dinh dưỡng của công ty và những chương trình khuyến học. Vành Khuyên là ngôi trường Đèn Đom Đóm thứ 21 mà chúng tôi đã xây dựng và cảm thấy rất tự hào vì đến nay Đèn Đom Đóm đã trở thành một phong trào xã hội thiết thực và giàu giá trị nhân văn khi mọi người cùng chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và tiếp sức cho ước mơ đến trường của các em học sinh. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục gắn bó cùng các hoạt động cộng đồng để góp phần biến những ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân Việt Nam, đặc biệt là của trẻ em trở thành hiện thực.”

 

02.jpg

Chương trình Khuyến học Đèn Đom Đóm của Sữa Cô Gái Hà Lan thắp sáng ước mơ được đến trường của trẻ em Việt Nam.

Trường mầm non Vành Khuyên được xây dựng trên mảnh đất do ông Alăng Cứa hiến tặng vì hầu hết các học sinh của trường là người dân tộc thiểu số.  Cô A Rất Thị Đào, hiệu trưởng trường mẫu giáo Vành Khuyên, chia sẻ: “trong tiết trờ se lạnh hôm nay, chúng tôi rất vinh dự được đón nhận hơi ấm của sự sẻ chia và xin cảm ơn tấm lòng vàng của chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm và Sữa Cô Gái Hà Lan đã thắp sáng ước mơ đến trường của trẻ em nơi đây. Ngôi trường sẽ là một bước đệm mới, là sự khởi đầu mới cho tương lai các em vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn của huyện Tây Giang”.  

Được Sữa Cô Gái Hà Lan khởi xướng từ năm 2002 với mục tiêu ngăn dòng bỏ học, thắp sáng ước mơ đến trường cho trẻ em nghèo,  Đèn Đom Đóm đã trở thành phong trào xã hội được sự ủng hộ của cộng đồng cùng chăm lo cho quyền đến trường của trẻ em. Đến nay, chương trình đã trao tặng hơn 25.000 suất học bổng và xây dựng 21 ngôi trường Đèn Đom Đóm khang trang trên khắp cả nước. Năm 2013, chương trình Đèn Đom Đóm đã vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ trao tặng để ghi nhận cho hành trình miệt mài lan tỏa ánh sáng của tinh thần hiếu học.

Hà Nam

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top