Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 10 năm 2016 | 10:53

Tái cơ cấu nông nghiệp còn chậm

Chủ tịch TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân, thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trình bày trước Quốc hội Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước sáng nay (20/10).

Cử tri và Nhân dân phấn khởi về những nỗ lực, sáng tạo của ngành nông nghiệp trong thời gian gần đây. Mặc dù chịu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu nhưng sản xuất nông nghiệp đã vượt qua giai đoạn suy giảm, sản lượng và chất lượng một số mặt hàng nông sản chủ lực đã được nâng cao. Tính chung cả năm 2016, xuất khẩu rau, quả có bước tiến vượt bậc, ước tăng 23,5% so với năm 2015 và đạt giá trị 2,6 tỷ USD, lần đầu tiên lớn hơn giá trị xuất khẩu gạo và giá trị xuất khẩu dầu thô. Đây là một kết quả rất có ý nghĩa cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

Mặc dù diện tích lãnh thổ Việt Nam chỉ đứng thứ 65 trên thế giới, nhưng hiện nay xuất khẩu nông sản của Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới, trong đó xuất khẩu rau quả đứng vị trí thứ 2. Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân phản ánh việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhìn chung vẫn còn chậm, đa số các hộ nông dân vẫn sản xuất đơn lẻ, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do tư thương thực hiện, do đó người nông dân chịu thiệt thòi nhất trong phân chia thu nhập của chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với thực tế biến đổi khí hậu và quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay; nhanh chóng chuyển mô hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu là hộ đơn lẻ sang mô hình sản xuất hộ nông dân liên kết, hợp tác qua mô hình hợp tác xã kiểu mới và liên kết với doanh nghiệp, hình thành các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của đất nước và mỗi tỉnh, thành phố, phát huy sức mạnh liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà đầu tư, nhà khoa học và nhà nước.

5 kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Thứ nhất, đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng các chính sách và văn bản pháp luật được ban hành; kiên quyết không để xảy ra tình trạng văn bản luật được ban hành có nhiều sai sót hoặc có những quy định không phù hợp với thực tiễn. Đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát có trọng tâm, trọng điểm đối với những vấn đề bức xúc mà cử tri và Nhân dân đã kiến nghị với sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, của người dân và các cơ quan truyền thông; có biện pháp xử lý trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân né tránh hoặc không thực hiện nghiêm túc những kiến nghị xác đáng của cử tri và Nhân dân. Đề nghị Quốc hội tiếp tục đề cao hơn nữa trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là đối với các dự án, công trình đầu tư quan trọng quốc gia, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhất từng đồng tiền đóng thuế của Nhân dân. 

Đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới đạt các chuẩn mực cao của các nước ASEAN, trong đó lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của chính quyền, nhất là của chính quyền cơ sở, làm thước đo chất lượng và hiệu quả cải cách hành chính.

Thứ hai, để nâng cao chất lượng và hiệu quả phòng, chống tham nhũng, đề nghị cả hệ thống chính trị khẩn trương quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong đó, tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã được Trung ương đề ra. Tại kỳ họp này, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao trách nhiệm nghiên cứu và đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), đáp ứng đòi hỏi bức thiết của Đảng và Nhân dân.

Thứ ba, đề nghị Chính phủ khẩn trương rà soát lại quy hoạch và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, hoạt động của các trung tâm nhiệt điện than trong cả nước, có sự tham gia giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và báo cáo Quốc hội trong năm 2017.

Thứ tư, đề nghị chính quyền thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương rà soát lại tất cả các quy hoạch có liên quan tới giao thông và chống ngập úng; dự báo tình hình ùn tắc giao thông và ngập úng từ nay tới 2021 - 2025, làm rõ các phương án giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông và ngập úng, nhu cầu đầu tư từ nay đến năm 2021 để báo cáo Quốc hội, Chính phủ và thông báo rộng rãi cho Nhân dân biết để chia sẻ và góp sáng kiến cùng chính quyền, đồng thời giám sát việc thực hiện.

Thứ năm, đề nghị Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp và tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình giám sát đang thực hiện, đồng thời trong năm 2017 sẽ triển khai giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

D.Thanh

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top