Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 19 tháng 6 năm 2017 | 4:1

Tây Nguyên: Giống cây ăn quả “hút” nông dân

Khi bước vào mùa mưa, nông dân Tây Nguyên thường chuẩn bị cây giống để trồng cho kịp thời vụ mới. Khác với những năm trước, năm nay, bà con lựa chọn mua nhiều loại cây ăn quả về trồng như: bơ, sầu riêng, mít, dừa, ổi…

Hiện nay, ở Tây Nguyên, nhu cầu về các loại giống cây ăn quả tăng mạnh.

Tìm hiểu về nhu cầu giống cây ăn quả trong mùa mưa năm nay của bà con nông dân, chúng tôi đã khảo sát khu vực bán cây giống tại đường Nguyễn Lương Bằng, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), nơi có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống và được biết, hiện nay mặc dù giá cả các loại giống cây ăn quả như bơ, sầu riêng, mít, ổi, dừa, cam, quýt... không tăng nhưng lượng người mua các loại cây này tăng đáng kể so với những năm trước.

Nguyên nhân chính của xu hướng này là do thời gian gần đây giá cả các loại cà phê, hồ tiêu, cao su biến động mạnh, thời tiết diễn biết thất thường gây khó khăn trong việc tưới, sâu bệnh phát triển mạnh…, do vậy, nhiều nông dân chuyển hướng vào trồng các loại cây ăn quả.

Đang trồng các loại cây ăn quả trên diện tích hồ tiêu bị chết, anh Đậu Chí Thanh, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) chia sẻ: “Năm nay, giá hồ tiêu xuống thấp, chỉ bằng 50% so với niên vụ trước, dịch bệnh lại nhiều, hơn thế lượng nước tưới cho loại cây này khá lớn… nên tôi đã phá bỏ 7 sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2) cà phê già cỗi xen lẫn tiêu bị dịch bệnh và trồng thay vào đó hai loại cây ăn quả chính gồm: bơ, sầu riêng. Đây là hai loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao ở Tây Nguyên, chi phí đầu tư trồng không quá tốn kém”.

Cũng như anh Thanh, anh Nguyễn Hữu Dự, xã Cư Wy, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) đã chọn cho mình giống mít Thái Lan để trồng vào đầu mùa mưa này với hy vọng sẽ giảm chi phí chăm sóc so với những loại cây công nghiệp khó tính như hồ tiêu, cà phê. Chia sẻ với chúng tôi, anh Dự cho biết: “Vào đầu năm nay, tôi mua lại 4 sào cà phê lẫn hồ tiêu già cỗi cho năng suất thấp. Thời gian gần đây, giá các loại cây này lên xuống thất thường, thời tiết lại diễn biến phức tạp, hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Bản thân tôi là công chức nên không có thời gian chăm bón; khi có mưa, tôi đã mua hơn 100 cây mít Thái về trồng thay thế cà phê, tiêu”.

Không chỉ nông dân Đắk Lắk mới chuyển hướng trồng cây ăn quả thay thế cho các loại cây công nghiệp truyền thống như hồ tiêu, cao su, điều, nhiều nông dân các tỉnh khác như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước… cũng chung ý nghĩ trên.

Tìm hiểu thông tin về nhu cầu giống cây ăn quả ở Tây Nguyên năm nay, ông Đinh Văn Thắng, chủ cơ sở cây giống tại đường Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, cho hay: “Năm nay thị trường cây giống không có gì biến động về giá so với những năm trước, có điều nhu cầu mua các loại giống cây ăn quả đang tăng cao, trong khi nhu cầu mua cây giống tiêu, cà phê giảm. Tuy mùa mưa ở Tây Nguyên mới bắt đầu nhưng số lượng cây ăn quả tôi đã bán được đã bằng khoảng 60% so với cả vụ trước”.

Thực tế thấy, mùa mưa năm nay, nhu cầu giống cây ăn quả của nông dân Tây Nguyên tăng mạnh, điều này cho thấy phần nào cây hồ tiêu đang bị “thất sủng” trước sự biến động của giá cả. Hơn nữa, tình hình biến đổi khí hậu phức tạp cũng khiến người dân phải nghĩ đến phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thêm nữa, cây ăn trái đang là mặt hàng xuất khẩu tốt. Thiết nghĩ, ngành nông nghiệp các địa phương cần đưa ra những khuyến cáo hữu ích nhằm giúp nông dân sản xuất ổn định, không lặp lại bài học “trồng chặt - chặt trồng” như những cây trồng trước đây.

Bá Thăng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top