Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 30 tháng 1 năm 2022 | 15:24

Tháng 1, nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Ước tính tháng 01/2022 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29 tỷ USD, giảm 16,2% so với tháng trước và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.

7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 12/2021 đạt 34,59 tỷ USD, cao hơn 75 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 01/2022 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29 tỷ USD, giảm 16,2% so với tháng trước và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 1/2021 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tháng 01/2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 88,5%, giảm 1,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 7,7%, tăng 0,7 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%, tăng 0,8 điểm phần trăm; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 0,9%, bằng cùng kỳ năm trước.

 

20220130093113-120256xnk-15701589487282064263323.jpg
7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong tháng 1/2021

 

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 12/2021 đạt 31,62 tỷ USD, thấp hơn 353 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 01/2022 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 29,5 tỷ USD, giảm 6,7% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 01/2022 có 4 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 46,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu tháng 01/2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,7%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,3%, giảm 0,2 điểm phần trăm.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 10,2 tỷ USD. Tháng 01/2022 xuất siêu sang EU ước đạt 2,1 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 5 tỷ USD, tăng 11,7%; nhập siêu từ Hàn Quốc 3,8 tỷ USD, tăng 28,9%; nhập siêu từ ASEAN 1,2 tỷ USD, tăng 69,2%; nhập siêu từ Nhật Bản 600 triệu USD (cùng kỳ năm 2021, xuất siêu 58,2 triệu USD).

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 12/2021 xuất siêu 3 tỷ USD; năm 2021 xuất siêu 4,08 tỷ USD; tháng 01/2022 ước tính nhập siêu 500 triệu USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,3 tỷ USD.

Vận tải hành khách tháng 1ước tính đạt 165,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 15,0% so với tháng trước và giảm 54,0% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 27,4%); luân chuyển đạt 6 tỷ lượt khách.km, tăng 20,3% và giảm 61,4% (cùng kỳ năm 2021 giảm 34,4%). Vận tải hàng hóa tháng Một ước tính đạt 157,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 3,0% so với tháng trước và giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 11,8%) và luân chuyển 32,3 tỷ tấn.km, tăng 1,1% và tăng 1,6% (cùng kỳ năm trước tăng 7,8%)

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 1 ước đạt 19,7 nghìn lượt người, tăng 14,9% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 17,4 nghìn lượt người, chiếm 88% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 56,2% so với cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 2,3 nghìn lượt người, chiếm 11,9% và giảm 64,2%; bằng đường biển 10 lượt người, chiếm 0,1% và giảm 76,7%.

4 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD sang Hàn Quốc trong năm 2021

Năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt hơn 21,9 tỷ USD, trong đó có 4 mặt hàng có trị giá trên 1 tỷ USD.
 
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong năm 2021 đạt 21,95 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 404,4 triệu USD trong tháng 12/2021, tăng 21,7% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 4,79 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 21,8%.

Tiếp đến là nhóm ngành hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 361,9 triệu USD trong tháng 12, tính chung năm 2021 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 21,4%, chiếm 15,9% tỷ trọng xuất khẩu.

Mặt hàng tỷ USD thứ 3 là hàng dệt may, đạt trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ và chiếm gần 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sau hàng dệt may là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 2,546 tỷ USD, tăng gần 25% và chiếm 11,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc đang có nhiều thuận lợi nhờ Hiệp định thương mại tụ do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã đi vào thực thi từ cuối năm 2015, với các cam kết mở cửa thị trường, tạo thuận lơi thương mại, ưu đãi thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu của nước ta và ngược lại.

Ngoài ra, Hàn Quốc luôn là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp lớn tại Việt Nam, với trên 9.200 dự án, tổng vốn đầu tư trên 74,6 tỷ USD tính đến cuối năm 2021 cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này trong những năm tới.

Hồng Kông chiếm một nửa lượng thịt xuất khẩu của Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 19,52 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 81,68 triệu USD.

Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 26 thị trường. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông chiếm 50,2% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt xuất khẩu của cả nước, đạt 9,79 nghìn tấn, trị giá 50,92 triệu USD.

Đứng thứ hai là Trung Quốc chiếm 22% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt xuất khẩu của cả nước, đạt 4,3 nghìn tấn, trị giá 9,85 triệu USD.

 

thit-ga-2-142402_249.jpg
Thịt và sản phẩm từ thịt chủ yếu được xuất khẩu sang Hồng Kông và Trung Quốc. Ảnh: TL.

 

Năm 2021, thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh…

Trong đó, thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất với 10,75 nghìn tấn, trị giá 20,47 triệu USD. Nhóm sản phẩm này được xuất khẩu sang các thị trường Hồng Kông, Trung Quốc và Thái Lan.

Đứng thứ hai là thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh với 5,96 nghìn tấn, trị giá 43,58 triệu USD, chủ yếu xuất khẩu sang Hồng Kông, Thái Lan và Lào.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top