Là vùng bán sơn địa, sẵn cỏ nuôi trâu bò, lại gặp khi dịch tả lợn châu Phi chưa dứt, nhiều bà con huyện Thanh Chương đã chuyển hướng chăn nuôi.
Ông Phan Văn Thắm, xã Thanh Hoà, huyện Thanh Chương (Nghệ An), cho biết, trước đây, ông có lò ấp nở gà giống, chăn nuôi gà thịt, nhưng không riêng ông, người dân Thanh Chương vẫn nuôi gà nhiều. Hộ ít nhất 500 - 700 con, hộ nhiều lên đến 9- 10.000 ngàn con.
Bò gầy sau khi mua về vỗ béo trong 6 tháng, được anh Thắm bán 15 – 16 triệu đồng/con.
Do vậy, để tránh bão hoà, tháng 3/2019, anh chuyển sang nuôi trâu bò vỗ béo. Theo đó, anh Thắm chủ yếu mua trâu bò gầy, yếu 6-7 triệu đồng/con về chăm sóc; tiêm phòng bệnh lở mồm, long móng, tẩy sán. Sau đó, nuôi thêm 6 tháng nữa, bán được 15 – 16 triệu đồng/con.
Như vậy là, từ tháng 3/2019 – 10/2019, anh Thắm đã bán được 18 con trâu, bò vỗ béo, với giá 15 – 16 triệu đồng/con. Cách chăm sóc bò vỗ béo cũng rất đơn giản, chủ yếu cỏ trong vườn cây ăn trái của gia đình, và trồng thêm 3 – 4 sào.
Ngoài ra, để bổ sung thêm chất khoáng đa vi lượng cho đàn bò, anh Thắm còn mua thêm đá liếm, 1 viên 5kg, giá 100 – 120.000 đồng/kg; 1 con bò cần 1 viên/6 tháng.
“Hiện, mùa này đang hiếm cỏ, nên gia đình chỉ bổ sung 4 con trâu, khoảng 2 năm tuổi, giá 100 triệu đồng, sau 2 – 3 tháng chăm sóc, sẽ bán 30 triệu đồng/con. Dự kiến, sang tháng 2 Âm lịch 2020, sẽ tăng đàn, khoảng 15 – 20 con, không sợ bị “ế”, chỉ sợ không đủ vốn đầu tư” – anh Thắm chia sẻ.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.