Thanh Hóa đang từng bước thay đổi hình ảnh, trở thành một trong những địa phương thu hút làn sóng đầu tư mạnh mẽ.
Từ thay đổi cách nhìn…
Nếu như trước đây, Thanh Hóa từng bị gắn với một vài định kiến không hay, thì nay, mảnh đất này đã hoàn toàn thay đổi trong mắt người dân cả nước. Nơi đây đã và đang trở thành một môi trường đầu tư tiềm năng, một địa chỉ du lịch hấp dẫn.
Để có được diện mạo hoàn toàn mới như hiện nay, lãnh đạo và người dân Thanh Hóa đã phải nỗ lực thay đổi, từng bước khắc phục hạn chế và phát huy tiềm năng. Thành quả cho những cố gắng này là sự thay da đổi thịt của nền kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Năm 2015, Tỉnh đã hoàn thành 16/16 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, giá trị xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD, thu hút đầu tư đạt 112 nghìn tỷ VND, thu ngân sách 11 nghìn tỷ VND, vượt 50% so với dự toán.
Bên cạnh những giá trị nội tại, Thanh Hóa còn được đổi thay nhờ nhiều hạng mục đầu tư nổi bật. Và để thu hút thêm đầu tư mới vào Thanh Hóa, vừa qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp với lãnh đạo Tỉnh tổ chức cuộc gặp gỡ thân mật với nhiều nhà đầu tư hàng đầu Việt Nam như các tập đoàn Vingroup, Sungroup, FLC, HUD, Eurowindow, TH Truemilk, Vietnam Airlines, Vinatex...
“Môi trường đầu tư vào Thanh Hóa liên tục được cải thiện và chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay. Cùng với sự phát triển kinh tế, Thanh Hóa chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh sẽ luôn sát cánh cùng nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo rút ngắn tối đa thời gian hoàn thiện thủ tục giấy tờ…”, ông Nguyễn Đình Xứng – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chia sẻ.
Trong cuộc gặp gỡ này, Tập đoàn FLC được vinh danh là doanh nghiệp khai phá tiềm năng du lịch Thanh Hóa với đại dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn. Dự án đã đi vào hoạt động từ tháng 7 và đang góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt du lịch Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hóa nói chung.
“Thanh Hóa đang rất cần những nhà đầu tư tiên phong như Tập đoàn FLC. Các dự án của FLC đều có thời gian triển khai kỷ lục. Chính chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được, chỉ trong thời gian 9 tháng, FLC đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục của Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, mang lại diện mạo mới cho ngành du lịch Thanh Hóa”, ông Trịnh Văn Chiến - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Tỉnh khẳng định.
Chia sẻ quá trình thi công và hoàn thiện quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái lớn nhất nhì cả nước này, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết: “Sở dĩ FLC đã hoàn thành dự án với tiến độ chóng mặt là nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình, sâu sát của lãnh đạo Tỉnh. Nếu như ở nhiều địa phương khác, trong khoảng thời gian 9 tháng hồ sơ dự án mới chỉ được thông qua thì tại Thanh Hóa thời gian này đủ để FLC hoàn thiện quần thể du lịch nghỉ dưỡng rộng hơn 200ha.
“Thực tế của FLC là minh chính thuyết phục về thái độ, chính sách đối với nhà đầu tư của Thanh Hóa và FLC đã cam kết đầu tư đến 16.000 tỷ đồng tại đây”, ông Quyết nhấn mạnh.
…đến hẹn gặp tại Thanh Hóa
Từ sự thấu hiểu mong muốn và thái độ thu hút đầu tư của Thanh Hóa, các lãnh đạo cao cấp của nhiều tập đoàn lớn đã thẳng thắn đưa ra những góp ý để mở đường cho một làn sóng đầu tư mới vào Tỉnh.
Theo ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV: “Trong 5 năm tới, Thanh Hóa cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư; tăng khả năng cạnh tranh, không ngừng nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao…”.
Đồng quan điểm với Chủ tịch BIDV, ông Trần Quang Nghị - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may phân tích thêm: “Thanh Hóa cần chuẩn bị đội ngũ nhân lực chất lượng cao, giáo dục cho người dân về ý thức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, nâng cao trình độ, tiếp cận thông tin, kiến thức, từng bước làm chủ công nghệ”. Cũng trong cuộc trao đổi, ông Nghị khẳng định sự phát triển không ngừng của dệt may trong thời gian qua và đề xuất đăng ký cuộc trao đổi chính thức với lãnh đạo Thanh Hóa về kế hoạch đầu tư trong thời gian tới.
Về phía Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà và Đô thị, ông Nghiêm Văn Bang – Chủ tịch HĐQT đã thông báo về 7 dự án HUD đã và đang triển khai tại Thanh Hóa, đồng thời cam kết sẽ phát triển đô thị và giải quyết vấn đề nhà ở cho cán bộ công nhân tại đây.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Vietnam Airlines Phạm Viết Thanh đưa ra những nhận định cụ thể và thiết thực về du khách đến với Thanh Hóa. Ông nói, nếu như trước đây, hầu hết du khách đến Thanh Hóa chỉ dừng lại ở mức bình dân, thì nay với sự xuất hiện của quần thể du lịch 5 sao FLC Sầm Sơn, lượng du khách cao cấp sẽ không ngừng tăng lên. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho tỉnh cũng các doanh nghiệp là phải xây dựng gói du lịch kết hợp giữa dịch vụ vận chuyển và nghỉ dưỡng. Với các hạng mục dịch vụ cao cấp như sân golf, bể bơi nước nóng…, Vietnam Airlines chắc chắn tăng chuyến để phục vụ lượng du khách từ các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Châu Âu… đến Sầm Sơn vào mùa đông năm nay và các năm kế tiếp.
Đề cập sâu đến lĩnh vực nông nghiệp, Bà Thái Hương – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH kiến nghị: “Thanh Hóa cần phải được quy hoạch và định hình rõ ràng khu vực phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ…, đồng thời biết kết hợp phát triển nông nghiệp và du lịch”. Bà Hương cũng định hướng với lãnh đạo tỉnh nên quy hoạch phát triển vùng trồng và chế biến dược liệu tại Bá Thước, Bến En.
Có thể thấy, Thanh Hóa cần hoạch định chiến lược quy hoạch đồng bộ và bài bản, từng bước phát triển nguồn nhân lực, hướng đến trở thành địa phương chuyên cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho cả nước.
Cuộc gặp gỡ và trao đổi đã phá bỏ những rào cản vô hình giữa nhà đầu tư và mảnh đất Thanh Hóa. Sau sự kiện này, phần lớn các nhà đầu tư đều mong muốn có buổi làm việc cụ thể và chi tiết hơn với lãnh đạo Tỉnh, đặc biệt hy vọng Thanh Hóa sớm tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư trong thời gian tới.
Từ thực tế thành công của Tập đoàn FLC, đến những quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh, Thanh Hóa hứa hẹn sẽ đón làn sóng đầu tư quy mô lớn trong thời gian tới.
PV.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…