Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 1 năm 2019 | 13:4

Thanh Hóa: Xác định 5 “trụ cột” thu hút đầu tư

Theo quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 sẽ tập trung ưu tiên thu hút đầu tư vào 5 trụ cột chính là: Công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; nông nghiệp; y tế; đô thị hóa và cơ sở hạ tầng.

Đó là một trong những thông tin được UBND tỉnh Thanh Hóa nêu lên trong buổi làm việc với Đoàn công tác của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC)

Theo đó, sau khi khái quát về tiềm năng, thế mạnh và tình hình phát triển của địa phương năm 2018, bà Lê Thị Thìn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã cho biết: “Theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 sẽ tập trung ưu tiên thu hút đầu tư vào 5 trụ cột chính là: Công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; nông nghiệp; y tế; đô thị hóa và cơ sở hạ tầng, trong đó trọng tâm thu hút đầu tư của tỉnh tại Khu kinh tế Nghi Sơn”.

“Hiện, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 98 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng hơn 13.000 triệu USD và 54 dự án đầu tư ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 551.000 triệu USD. Trong đó có những dự án hoạt động kinh doanh có hiệu quả, như: Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Nhà máy sản xuất men Việt Nam - Đài Loan, Nhà máy Anora Việt Nam... Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại cũng sẽ là "chìa khóa" thu hút đầu tư vào Thanh Hóa trong thời gian tới” – bà Thìn nhấn mạnh.

cận-cạnh-thanh-hóa-làm-việc-với-ifc.jpg
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa làm việc với Đoàn công tác của IFC

IFC là một tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng thế giới (WB) được thành lập với mục đích để hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân của các nước hội viên, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo kế hoạch, IFC ước tính trong năm tài khóa 2018 - 2019 sẽ huy động được 1 tỷ USD vốn đầu tư dài hạn cho Việt Nam.

Bên cạnh chiến lược đầu tư đa ngành, kể từ năm 2017, chiến lược hoạt động của IFC tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi, trong đó có việc tăng cường hợp tác với chính quyền địa phương về đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng. Trong bối cảnh nhu cầu đầu tư của các địa phương là rất lớn, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Việc huy động hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế có nhiều kinh nghiệm như IFC nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế là rất cần thiết và cũng phù hợp với định hướng, chính sách của Chính phủ trong việc kêu gọi nguồn vốn đầu tư vào các địa phương.

Phát biểu trước Đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Thị Thìn ghi nhận sự quan tâm, hỗ trợ đầu tư tại Thanh Hóa từ những năm 1993 cho đến nay của IFC. Việc hợp tác giữa hai bên ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu.

Thông qua buổi làm việc, hai bên đã tìm hiểu, trao đổi thông tin và đề xuất các hình thức, phương cách hợp tác trên cơ sở phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển  kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.

 

Văn Cương - Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
Top