Nếu vào thời điểm này năm trước, thanh long Bình Thuận có giá khoảng 5.000-7.000 đồng/kg thì hiện loại nông sản này đang được các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn thu mua với mức cao kỷ lục từ 23.000-24.000 đồng/kg nhưng nông dân không có hàng để bán.
Ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (huyện Hàm Thuận Nam), cho biết hiện công ty đưa ra mức giá thu mua trên 23.000 đồng/kg nhưng vẫn không có hàng. Đây là mức giá kỷ lục, tăng 4-5 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Bà Nguyễn Thị Lan (xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) cho biết vào thời điểm cuối vụ nghịch này, bà quyết định không chong đèn nữa do rút kinh nghiệm lứa năm ngoái giá thanh long xuống thấp, gia đình lỗ nặng. Ông Nguyễn Văn Tám (xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam) cũng tiếc nuối khi thấy thanh long đang tăng giá cao mà không có hàng để bán vì trước đó 1 tháng, gia đình ông đã ngừng chong đèn cho vụ nghịch.
Thanh long Bình Thuận tăng giá cao kỷ lục, gấp 4-5 lần năm trước
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, giá thanh long tăng đột biến do đây là lứa chong đèn nghịch vụ cuối cùng trong năm, sắp vào hàng mùa, nhiều nông dân sợ giá giảm nên họ sản xuất hạn chế. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho thanh long không đạt tỉ lệ để xuất khẩu, trở nên khan hiếm.
Hiện nay, diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận đạt hơn 30.000 ha, sản lượng xấp xỉ khoảng 600.000 tấn, trong đó diện tích thanh long được chứng nhận VietGAP đạt hơn 10.000 ha. Khoảng 15% sản lượng thanh long Bình Thuận tiêu thụ nội địa, 85% xuất khẩu. Tuy nhiên, chỉ có 3%-5% xuất khẩu chính ngạch, còn lại bán qua biên mậu mà chủ yếu là qua thị trường Trung Quốc.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.