Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 3 năm 2020 | 13:49

Thanh niên khởi nghiệp: Bí quyết thành công

Khi thành lập (tháng 11/2017), HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố (Chợ Mới - Bắc Kạn) có vốn điều lệ 10 triệu đồng, nay tăng lên 650 triệu đồng. Doanh thu năm 2018 đạt 1,4 tỷ đồng, năm 2019 tăng lên 3,8 tỷ đồng.

tr16.jpg
Đoàn FAO và Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT thăm mô hình sản xuất an toàn của HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố.

Đâu là bí quyết để HTX hoạt động hiệu quả?

HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố (HTX Thanh niên Như Cố) là mô hình kinh tế tập thể do Đoàn Thanh niên xã Như Cố đứng ra thành lập với mục tiêu hỗ trợ, kết nối các sản phẩm vật tư nông nghiệp, kỹ thuật canh tác tiên tiến, hướng dẫn sản xuất các sản phẩm an toàn; xây dựng, quảng bá giới thiệu sản phẩm; liên kết tiêu thụ sản phẩm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn xã.

Nhân Tháng thanh niên và Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), phóng viên Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với anh Lường Đình Hùng (SN 1989), Bí thư Đoàn xã Như Cố - sáng lập viên, cố vấn HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố.

Anh có thể giới thiệu vài nét về quá trình hình thành và phát triển của HTX?

HTX được thành lập từ Tổ hợp tác rau an toàn Thanh niên, tháng 11/2017. Khi mới thành lập, HTX có 7 thành viên, với số vốn điều lệ là 10 triệu đồng. Sau 2 năm hoạt động, số vốn tăng lên 650 triệu đồng với 11 thành viên.

HTX hiện có 7 tổ sản xuất gồm: chăn nuôi gà, cơ sở sản xuất bún khô, tổ nuôi ong lấy mật, nhóm nhà lưới công nghệ cao, tổ chế biến chè an toàn, tổ trồng và chế biến trà mướp đắng rừng.

HTX đang hỗ trợ liên kết với 15 hộ thường xuyên, hỗ trợ 50 hộ trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP với 10ha chè cải tạo, 02 nhà lưới công nghệ cao quy mô 1000m2/nhà, 1ha mướp đắng rừng.

Xuất phát từ đâu anh có ý tưởng thành lập Tổ hợp tác Thanh niên?

Bản thân tôi thấy địa phương có nhiều lợi thế, đặc biệt đối tượng thanh niên là một lực lượng có nhiều điều kiện để thay đổi đột phá. Do đó, tôi mạnh dạn thành lập Tổ hợp tác để tập làm quen trong việc liên kết thực hiện ý tưởng này.

Từ những ý tưởng được khơi dậy, quá trình đi vào hoạt động, chúng tôi đã thành lập HTX để có tư cách pháp nhân trong việc đảm bảo pháp lý, tổ chức hoạt động và có nhiều cơ hội hơn giúp các nông hộ cùng phát triển.

Khi mới thành lập, HTX gặp những khó khăn gì? Cách tháo gỡ ra sao thưa anh?

Khi mới thành lập, HTX gặp rất nhiều khó khăn, đó là vốn sản xuất, tư tưởng người dân còn nhiều e ngại, tính liên kết trong hợp tác còn thấp, đồng thời chưa xác định được hướng đi cần phải bắt đầu từ đâu, phải làm như thế nào?

Trước khó khăn trên, HTX đã chủ động xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thực hiện các mô hình điểm để nhân rộng, tập trung quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại; hỗ trợ và hướng dẫn cách sản xuất mang tính liên kết, tổ chức đi tham quan học tập mô hình tiêu biểu…

HTX liên kết khá tốt với người dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Anh có thể chia sẻ về cách làm này?

Sau một thời gian thành lập HTX, chúng tôi thấy địa phương có nhiều lợi thế. Với mong muốn liên kết và hỗ trợ cho những người nông dân yếu thế trong sản xuất và canh tác thông qua việc thay đổi một số phương pháp sản xuất, từ manh mún, nhỏ lẻ chuyển hướng sang liên kết, sản xuất bài bản hơn, áp dụng khoa học kỹ thuật, từ đó sản phẩm làm ra đảm bảo ATTP, đảm bảo chất lượng.

Hiện, HTX liên kết hỗ trợ thâm canh chè theo hướng VietGAP với 50 hộ, quy mô 10ha; hỗ trợ liên kết 1ha mướp đắng rừng với 12 hộ; liên kết hỗ trợ đầu ra cho mật ong hoa rừng với 7 hộ.

Cùng với đó, HTX còn hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ bằng nhiều cách khác nhau. Với tinh thần cùng làm, cùng tháo gỡ khó khăn để đưa nông sản vươn xa, hiệu quả mang lại từ việc liên kết là đầu ra ổn định, giá cả đảm bảo. Sản phẩm trà mướp đắng rừng của HTX đã vào được chuỗi siêu thị Big C…

Để nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, HTX đã triển khai những giải pháp gì, thưa anh?

Để truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm, trước tiên nông hộ liên kết cần phải sản xuất theo quy trình, tuân thủ các yêu cầu trong sản xuất theo quy định ATTP, có ghi chép nhật ký đồng ruộng, từ đó sản phẩm được đem phân tích các chỉ tiêu, sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận ATTP, được công bố chỉ tiêu chất lượng và gắn mã Qr-code để tra thông tin trên tem nhãn.

Hiện, HTX có 4 sản phẩm OCOP đạt 3 sao: Chè Như Cố, Trà mướp đắng rừng, Mật ong hoa rừng, bún khô Bắc Kạn. Để các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn, HTX  đã tổ chức tập huấn đến các tổ sản xuất và các hộ dân liên kết.

HTX đã tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để quản lý, quảng bá, giới thiệu sản phẩm như thế nào, thưa anh?

Để quảng bá các sản phẩn của HTX, đơn vị luôn nâng cao việc xúc tiến thương mại trên internet và mạng xã hội, đặc biệt xây dựng Page fb của HTX (HTX thanh niên Như Cố), Website riêng (htxthanhniennhuco.com), đồng thời bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như: Postmart.vn, Voso.vn, Gcaeco.vn… Từ những kênh quảng bá này, nhiều khách hàng khó tính đã biết và tìm đến sản phẩm của HTX.

Sau gần 3 năm thành lập, anh có thể cho biết những thành quả mà HTX đạt được?

Đến nay, chúng tôi đã xây dựng được một số các sản phẩm như: Dưa lê Như Cố, Dưa lưới, Trà mướp đắng rừng, Chè Như Cố, Bún khô, Mật ong hoa rừng.

Những mô hình HTX triển khai đã và đang tạo sự lan tỏa về cách làm rất lớn trong cộng đồng, doanh thu hằng năm có chiều hướng tăng dần, từ 1,4 tỷ đồng năm 2018, tăng lên 3,8 tỷ năm 2019.

Nhiều mô hình quy mô được hình thành (mô hình trồng thanh long ruột đỏ 2,5ha, chăn nuôi gà bán chăn thả 10.000con/lứa, nhà lưới công nghệ cao trồng dưa lưới…), diện tích trồng dưa lê được mở rộng. 4 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Với những kết quả trên, HTX được tặng nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh...

Với tư cách là Bí thư Đoàn xã Như Cố, anh có lời khuyên gì cho các bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp?

Để khởi nghiệp, tôi mong muốn những bạn trẻ hãy dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thay đổi, đừng sợ thất bại. Phải vượt qua những định kiến xã hội, áp dụng tốt những kiến thức mới vào khởi nghiệp.

Trân trọng cảm ơn anh!

 

 

Hoàng Văn (thực hiện)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top