Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 6 năm 2020 | 19:29

Thanh Trì: Nghề may khẩu trang đắt hàng mùa dịch Covid-19

Xã Đại Áng nhờ có nghề phụ là may khẩu trang, áo chống nắng, nên đợt dịch Covid-19 vừa qua, bà con khá bận rộn, thu nhập khá.

Chị Phạm Thị Luyến, thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết, chị được học nghề thợ may theo Đề án 1956 tại xã hơn 10 năm trước. Sau đó, đi làm thợ may cho các công ty may mặc lớn trên địa bàn Hà Nội.

 

img_18451.JPG

 Chị Luyến đang chuẩn bị hàng để giao cho khách

 

Vừa qua, nhân khi dịch Covid-19 bùng phát, chị và nhiều bà con trong làng khá bận rộn với việc may khẩu trang. 

Hiện, tổ may của chị có 5 người, bình quân đạt 200 cái/người/ngày. Trước đây, khi chưa có dịch, chỉ may khoảng 3 tháng nông nhàn, sau đó, đến mùa vụ phải cấy hái, hết việc mới trở lại.

Từ khi có dịch đến nay, các đơn hàng nhận nhiều hơn, ví như: Công ty Xăng dầu Petrolimex, đặt may 10.000 khẩu trang bảo hộ lao động cho công nhân.

Họ đưa vải và nguyên phụ liệu, kiểu dáng, màu sắc, logo cũng được in sẵn. Chị em chỉ làm theo yêu cầu của đơn vị đặt hàng, với giá tiền may gia công 400 đồng/khẩu trang.    

Ngoài ra, thường ngày bà con Đại Áng vẫn may khẩu trang, quần áo chống nắng, quần áo thời trang, đầu ra là chợ Đồng Xuân và gửi đi các tỉnh trong cả nước, theo đơn đặt hàng của từng địa phương.

“Hiện, riêng thôn Vĩnh Trung có khoảng 20 hộ làm nghề may gia công, và quần áo, khẩu trang theo nhu cầu thị trường, như đã kể trên. Tất cả chị em đều là công nhân các công ty may lớn trên địa bàn Hà Nội” – chị Luyến cho biết thêm.

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top