Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 1 năm 2021 | 13:30

Thị xã Hoài Nhơn vượt khó để phát triển

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1/6/2020, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) chính thức được thành lập, đánh dấu bước phát triển về chất trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa trên quê hương Hoài Nhơn anh hùng.

t18p.jpg
Nhờ nghề câu cá ngừ đại dương, nhiều ngư dân ở Tam Quan Bắcđổi đời. Ảnh: Lê Phương

 

Trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19, dịch tả lợn châu Phi, thiên tai bão lũ hoành hành, song, Đảng bộ, dân và quân Hoài Nhơn luôn phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, năng động và sáng tạo; chủ động khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, tạo sự phát triển đột phá trên nhiều lĩnh vực.  

Nông nghiệp chồng chất khó khăn

Ngành chăn nuôi heo vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch tả heo châu Phi. Đầu ra của các loại nông sản cũng gặp khó vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đây là lý do khiến người chăn nuôi vẫn e ngại trong việc tái đàn, tăng đàn. Tuy dịch tả heo châu Phi đã qua giai đoạn cao điểm nhưng người chăn nuôi vẫn chưa mặn mà tái đàn vì rủi ro dịch bệnh còn rất lớn. Ngay từ đầu năm, tác động của biến đổi khí hậu khiến thời tiết diễn biến thất thường, nhất là xuất hiện tình trạng khô hạn kéo dài ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực trồng trọt, nhất là sản xuất cây hằng năm.

Ngành thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề. Theo anh Đỗ Thanh Phượng, chủ trang trại nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, năm 2020, giá tôm sụt giảm rất nhiều, giá rẻ hơn năm ngoái tầm 50%. Ngoài ra năng suất, chất lượng không cao do thời tiết không thuận lợi, thay đổi liên tục khiến kéo theo nhiều dịch bênh cho tôm và cá. Các sản phẩm của nông dân chủ yếu bán cho các thương lái nhưng hiện tại nhà máy sản xuất không thể xuất khẩu được nên tình hình đầu ra gặp rất nhiều thách thức.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn cho biết, trong năm nay có rất nhiều cơn bão lớn đổ bộ nên việc đánh bắt xa bờ của ngư dân gặp khó khăn. Cửa biển Tam Quan và cảng cá Tam Quan chưa được đầu tư xây dựng vì vậy giá trị sản xuất thủy sản giảm sút.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Hoài Nhơn vẫn có 4 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể (cá ngừ đại dương, bún số 8 Tam Quan Nam, bánh tráng nước dừa Tam Quan, dầu dừa tinh khiết Hoài Nhơn). Đây là tiền đề để kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Mặc dù doanh nghiệp dệt may đã triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì lực lượng lao động, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn cầu khiến tổng cầu giảm mạnh, đầu ra của sản phẩm gần như bị "đóng băng", nên hầu hết các doanh nghiệp dệt may trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu dịch bệnh không sớm được kiểm soát và các giải pháp hỗ trợ không được đẩy nhanh, nhiều doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, thậm chí không ít đơn vị sẽ phá sản.

Theo chị Nguyễn Thị Thu Trí, kế toán trưởng Công ty TNHH May Sinh Phát VN, nguồn nguyên vật liệu của công ty chủ yếu nhập từ Trung Quốc, tuy nhiên, vì dịch bệnh hoành hành nên không thể nhập khẩu nguyên liệu. Ngoài ra, sản phẩm khi đã hoàn thành muốn xuất khẩu qua Mỹ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2019, tổng giá trị sản phẩm mà công ty xuất khẩu đạt được gần 15 tỷ đồng, nhưng riêng năm 2020 chỉ được 5 tỷ đồng.   Công ty đã gửi đề xuất xin không thu lãi khi chậm đóng bảo hiểm xã hội, ngân hàng giảm lãi, …

Công ty TNHH May VINATEX Bồng Sơn đã có nhiều biện pháp nhằm khắc phục  khó khăn như tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước, tạo điều kiện cho công nhân, người lao động có việc làm, duy trì thu nhập…

Mong sớm có mặt bằng để triển khai dự án

Trong 2 quý đầu của năm 2020, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bị ảnh hưởng nặng, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, thậm chí mất thanh khoản. Nhiều dự án kéo dài, việc triển khai gặp khó về thủ tục pháp lý…

 

t19.jpg
Mặt bằng đất nền Phú Mỹ Lộc

 

Dự án Khu dân cư Phú Mỹ Lộc (Phú Mỹ Lộc Avenue) tọa lạc 2 mặt tiền Quốc lộ 1A mới và Quốc lộ 1A cũ thuộc thị trấn Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn; quy mô 13ha, cung cấp ra thị trường hàng trăm lô đất nền nhà liền kề, biệt thự có diện tích trung bình từ 100 m2, đường nội khu lộ giới từ 18 – 31m. Dự án được Công ty cổ phần Đầu tư TCV đầu tư với tổng số vốn 10.000 tỷ đồng. Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Địa Ốc Trung Tín là đơn vị phát triển dự án.  

Dự án được đầu tư là niềm vui, niềm hạnh phúc của đông đảo người dân trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn. Bà Mai Hoài Trương (khu phố 8, phường Tam Quan) cho biết, doanh nghiệp đưa ra mức giá đền bù thỏa đáng, công tác giải phóng mặt bằng rất rõ ràng, người dân rất đồng tình, ủng hộ. Vui mừng không kém, bà Trương thị Chín (xã Tam Quan) chia sẻ, mảnh đất Hoài Nhơn trước kia nghèo nàn, người dân không được sung túc nhưng từ khi dự án về thị xã mới được khởi sắc, phát triển. Trước đây, gia đình bà gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh buôn bán do khu vực ở cũ bị bùn lầy, nhưng được Nhà nước, chính quyền địa phương sắp xếp nơi ăn chỗ ở cho gia đình để di chuyển lên vùng khác sống, xây dựng nơi buôn bán mới khiến gia đình bà rất hạnh phúc.

Tuy nhiên, từ đầu thực hiện dự án đến nay, phía doanh nghiệp ũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Ông Trần Minh Châu, Giám đốc dự án của Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Địa Ốc Trung Tín đồng phụ trách dự án khu dân cư Phú Mỹ Lộc tại thị xã Hoài Nhơn cho biết, khó khăn nhất đối với công ty là công tác giải phóng mặt bằng. Công ty đã thực hiện đúng theo chủ trương của Nhà nước, đồng thuận cơ quan chính quyền nhưng có một số người dân lại đòi giá cao hơn, không phù hợp quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số hộ dân họ rất ủng hộ, sớm giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp thực hiện dự án. Chủ đầu tư cũng mong muốn chính quyền tạo điều kiện để doanh nghiệp thi công nhanh hơn, hoàn thành dự án sớm hơn, hướng tới xây dựng một Hoài Nhơn khang trang, hiện đại, sạch đẹp. 

Mở hướng phát triển đô thị về phía biển

Được biết, thị xã Hoài Nhơn đang xây dựng đề án, thực hiện theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ là sẽ cơ bản hoàn thành 70% tiêu chí đô thị loại 3. Trên định hướng phát triển không gian đô thị theo mô hình “Một trục - hai cánh - bốn trung tâm”, thị xã tập trung quy hoạch, xây dựng đô thị, đầu tư xây dựng các dự án công trình trọng điểm, mở hướng phát triển đô thị về phía biển. Theo ông Nguyễn Chí Công, Phó chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn, tiêu chí khó khăn nhất đối với thị xã Hoài Nhơn chính là phát triển các khu đô thị.

Có thể khẳng định, năm 2020 là năm đầy khó khăn, thử thách đối với toàn Đảng bộ, toàn dân thị xã Hoài Nhơn nhưng với tinh thần chung sức, đồng lòng, đồng hành cùng Chính phủ, các cấp, các ngành mong rằng chính quyền, người dân, doanh nghiệp, người lao động thị xã Hoài Nhơn sớm vượt qua khó khăn, nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội.

 

Hoài Nhơn là cửa ngõ của tỉnh Bình Định vì vậy công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 hết sức khó khăn. Thị xã đã thường xuyên cập nhật, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ giám sát, cách ly xử lý và điều trị Covid-19 cho y bác sĩ điều trị tại Trung tâm Y tế, Trưởng trạm y tế và cán bộ làm công tác phòng, chống dịch các xã, thị trấn. Ngoài ra, đóng chốt kiểm dịch trên Quốc lộ 1A cũng được thị xã thực hiện nghiêm túc.

Với sự vào cuộc quyết liệt của các toàn hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở, người dân đã nâng cao ý thức, trách nhiệm trong phòng tránh dịch bệnh, tin tưởng và an tâm vào công tác phòng chống dịch của thị xã.

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top