Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2019 | 11:18

Thịt lợn giảm sâu, tiểu thương chợ truyền thống 'chết đứng'

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ở Đồng Nai, tiếp đó là Bình Phước, gần như tiểu thương kinh doanh thịt lợn ở các chợ truyền thống “chết đứng” vì quá ế.

 

Thịt ê hề, tiểu thương rầu rĩ cập nhật thông tin dịch tả lợn châu Phi từng phút
Thịt ê hề, tiểu thương rầu rĩ cập nhật thông tin dịch tả lợn châu Phi từng phút

Trưa 13/5, ghi nhận tại một số chợ truyền thống tại TPHCM như Bến Thành, Tân Định (Q.1), Nguyễn Văn Trỗi (Q.3), chợ Căn Cứ (Q.Gò Vấp)… nhiều quầy hàng thịt lợn vẫn còn ê hề. Phe phẩy chiếc quạt đuổi rồi, bà Tư (chợ Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình) đon đả: “Hôm nay có sườn non, cốt-lếch loại 1 ngon lắm, giá chỉ 150.000 đồng/kg.

Em mua mở hàng đi, sáng giờ chưa bán được ký nào”. Vừa chặt thịt cho khách, bà Tư trần tình: “Không biết ở đâu có thông tin lợn Sài Gòn nhiễm dịch tả mà ai cũng quay lưng hết, dù mình có khẳng định là lợn khỏe, có thể truy xuất nguồn gốc nhưng họ vẫn từ chối. Mấy bữa rày nhiều quầy hàng phải đóng sạp, nghỉ bán do quá ế. Tôi sợ mất khách nên lấy vài chục kg ra chợ, nhưng từ sáng giờ cũng chưa bán được bao nhiêu”.

Theo các tiểu thương, tình hình lợn ế đã diễn ra mấy tháng nay rồi. Nhưng lúc đó dịch vẫn chưa lan xuống phía Nam, còn giờ thì dịch đã áp sát thành phố, nguy cấp lắm rồi nên khách hàng đều chuyển qua mua tôm cá, gà vịt… chứ không mặn mà ghé quầy hàng thịt lợn. “Bình thường mỗi ngày tôi bán cả trăm ký, nay lấy có 50 kg mà vẫn còn ê hề. Giá cũng giảm khá mạnh, như thịt đùi ngon chỉ có 85.000 đồng/kg. Mấy ngày tới chưa biết tính sao, không bán thì sợ mất khách, mà bán thì không ai mua. Kể cả bạn hàng ở mấy quán ăn cũng giảm phân nửa số lượng” - chị Thúy (tiểu thương chợ Bàn Cờ, Q.3) cho hay.

Giá thịt lợn tại các chợ hiện giảm bình quân từ 10.000 - 15.000 đồng/kg tùy loại, nhưng sức tiêu thụ giảm mạnh, nhất là sau khi một số địa phương cạnh TP.HCM bùng phát dịch tả lợn châu Phi. Hiện tại các địa phương phát dịch, giá lợn hơi giảm chỉ còn trung bình 35.000 đồng/kg, tại TPHCM giá còn trong khoảng 36.000 - 38.000 đồng/kg.

Ghi nhận giá cả thịt lợn từ khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam vào đầu tháng 2 đến nay, giá lợn hơi đã lao dốc, từ mức 50.000 - 55.000/kg xuống còn 30.000 - 34.000 đồng/kg (ngày 13/5). Nhiều hộ chăn nuôi lợn ở Đồng Nai, Bình Phước lo sợ lợn nhiễm bệnh đã bán đổ bán tháo cho thương lái.

Theo ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc Công ty Quản lý chợ đầu mối Hóc Môn, năm 2018, bình quân mỗi ngày chợ tiêu thụ 5.200 con/ngày nhưng qua năm 2019, khi có thông tin về dịch tả lợn châu Phi, sản lượng thịt về chợ còn 4.800-5.000 con/ngày. “Mấy ngày gần đây, lượng lợn về chợ vượt 5.000 con/ngày, có thời điểm lên tới hơn 5.224 con, kéo theo giá giảm, từ 50.000 đồng/kg xuống còn 48.000 đồng (lợn mảnh loại 1). Một số ngày thương nhân phải giảm giá sâu để đẩy hàng” - ông Tiển thông tin.

Dù thịt lợn ở chợ lẻ rơi vào tình trạng ế ẩm, ngược lại ở hệ thống các siêu thị, thịt lợn vẫn đứng ở giá cao và được nhiều người lựa chọn.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top