Ngày 28/9, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm thúc đẩy hợp tác kinh tế Hà Nam - Nhật Bản.
Các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm.
Những năm qua, hợp tác kinh tế Hà Nam - Nhật Bản đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Tính đến nay, tỉnh Hà Nam có 100 dự án đầu tư của Nhật Bản còn hiệu lực, với nguồn vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, trong đó có 89 doanh nghiệp đi vào hoạt động, với số vốn đã thực hiện hơn 880 triệu USD, thu hút khoảng 20 nghìn lao động vào làm việc. Hiện Nhật Bản là một trong 02 quốc gia có số lượng nhà đầu tư lớn nhất vào địa bàn tỉnh Hà Nam. Nhiều nhà đầu tư của Nhật Bản có vốn đầu tư lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, nộp ngân sách cao và giải quyết việc làm cho nhiều lao động đã đầu tư vào tỉnh. Điển hình như Công ty Honda Việt Nam Chi nhánh Hà Nam ở Khu công nghiệp (KCN) Đồng Văn II, Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam…
Tại buổi Tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trần Xuân Dưỡng đã giới thiệu những thông tin khái quát về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, cũng như cơ chế, chính sách ưu đãi của tỉnh trong thu hút đầu tư tới các doanh nghiệp Nhật Bản. Theo đó, tỉnh Hà Nam có ưu thế là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi kết nối với cảng Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch được 08 KCN, trong đó có KCN Đồng Văn III giai đoạn I, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là KCN phụ trợ để ưu tiên thu hút các nhà đầu tư của Nhật Bản. Các nhà đầu tư của Nhật Bản đầu tư vào Hà Nam luôn thực hiện tốt các quy định của tỉnh cũng như Luật pháp của Việt Nam. Trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, coi thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của tỉnh Hà Nam.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy phát biểu tại buổi Tọa đàm.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung chúc mừng tỉnh Hà Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản rất tốt đẹp. Hiện Nhật Bản là nước có vốn ODA lớn nhất đầu tư tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, làn sóng các nhà đầu tư của Nhật Bản đã chọn Việt Nam làm điểm dừng chân và Hà Nam cũng là một trong những tỉnh được nhiều nhà đầu tư của Nhật Bản lựa chọn. Thời gian tới, tỉnh Hà Nam cần tranh thủ những lợi thế là địa phương gần Hà Nội, lại có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động. Bộ Ngoại giao sẽ chỉ đạo Tổng lãnh sự Việt Nam tại các nước, đặc biệt là tại Nhật Bản hỗ trợ tỉnh trong thu hút đầu tư.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio và các thành viên đoàn công tác đánh giá cao tiềm năng, lợi thế và những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Hà Nam. Để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Hà Nam và Nhật Bản, đại diện các tổ chức, Hiệp hội Nhật Bản cũng bày tỏ ý kiến liên quan đến chuỗi cung ứng Nhật Bản. Hà Nam là địa phương có nhiều thuận lợi trong liên kết giao thương, vấn đề này sẽ có cơ hội tốt để thực hiện. Để thực hiện được, đoàn công tác cũng cho rằng việc tuyển dụng lao động cần được khắc phục trong thời gian tới, song song với đó là vấn đề: Nâng cao chất lượng cấp điện, an toàn giao thông, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện cam kết của tỉnh, thúc đẩy giao lưu văn hoá, giáo dục, ngân hàng...
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy nhấn mạnh: Thời gian qua, Nhật Bản là đối tác quan trọng, toàn diện của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Hiện tại các nhà đầu tư Nhật Bản cũng là nhà đầu tư lớn vào địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tháng 9/2020, tỉnh Hà Nam đã tổ chức thành công tốt đẹp Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020- 2025 và được Trung ương đánh giá cao. Đây là điều kiện thuận lợi để Hà Nam phát triển kinh tế - xã hội và cũng là điều kiện thuận lợi để Hà Nam thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh. Trong thời gian tới, tỉnh Hà Nam tiếp tục mong muốn nhận được sự giúp đỡ của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế - xã hội của Nhật Bản tại Việt Nam…hỗ trợ trong công tác thu hút đầu tư vào địa bàn. Tỉnh Hà Nam cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, coi thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của tỉnh Hà Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.