Thảo luận về Dự án Luật Quy hoạch, nhiều đại biểu phân vân: Tại sao nông dân làm theo quy hoạch nhưng vẫn phải “giải cứu” nông sản.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) băn khoăn vấn đề quy hoạch ngành: “Theo tôi Nhà nước không nên tham gia vào quy hoạch ngành. Ví dụ, ngành nông nghiệp tại sao có quy hoạch rồi mà vẫn phải chặt cây điều, nhân dân vẫn phải chặt cây tiêu. Đặc biệt, gần đây nhất quy hoạch đàn lợn, mặc dù chưa đúng và đủ mắt của quy hoạch nhưng chúng ta vẫn phải giải cứu. Vậy, nhà nước quy hoạch ngành như thế này thì thiệt hại của nhân dân ai chịu trách nhiệm. Có được đền bù không vì người ta làm theo quy hoạch. Cho nên, việc này tôi đề nghị xem xét Nhà nước có nên quy hoạch các ngành không”.
Còn theo đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương), giải cứu thịt lợn vừa qua là một bài học kinh nghiệm về công tác quy hoạch. Hiện, đang có tình trạng Đồng Nai giải cứu cây chuối, trước đó thì giải cứ lợn trong khi tại Bình Dương, nhiều nhà đầu tư lại muốn đổ vốn vào sản xuất loại sản phẩm này bằng ứng dụng công nghệ cao. Như vậy yếu tố quy hoạch có hợp lý hay không?.
Giải trình, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự luật chỉnh lý lần này đã bỏ quy hoạch sản phẩm như quy hoạch cá tra, nuôi lợn, gà... mà sẽ do thị trường quyết định. Nhà nước chỉ làm dự báo, phân tích, tuyên truyền chứ không lập quy hoạch này. Luật sẽ chỉ giữ lại những quy hoạch ngành liên quan đến kết cấu hạ tầng và khai thác sử dụng tài nguyên vì hạ tầng phải đi trước và phải cứng, phải ổn định còn tài nguyên không tái tạo được nên không được sử dụng lãng phí, cần phải có một quy hoạch.
D.T
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…