Tiền Giang sẽ đầu tư 1.204 tỷ đồng xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có diện tích trên 197 ha. Trước mắt, tỉnh chú trọng đầu tư, hoàn thiện kiến thiết hạ tầng, đặc biệt là giao thông, tiến hành các thủ tục thu hút đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp đăng ký dự án…
Theo đó, giai đoạn I (từ năm 2017-2020), tỉnh triển khai thực hiện trên quy mô 44 ha; trong đó, tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tổng vốn huy động thực hiện dự án khoảng 280 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách 21 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn khác.
Giai đoạn II (từ năm 2021-2030), tỉnh Tiền Giang mở rộng thêm 153,3 ha với tổng mức đầu tư 924 tỷ đồng. Vốn đầu tư này được sử dụng để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, khu trung tâm hành chính, khu nghiên cứu, khu thực nghiệm, chuyển giao và đào tạo nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ khác… Phương thức đầu tư đa dạng, lồng ghép từ nhiều chương trình và nhiều nguồn theo quy định trong Luật Công nghệ cao.
Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh quản lý điều hành việc xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn I. Giai đoạn II tỉnh sẽ thành lập Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tiền Giang. Trước mắt, Tiền Giang chú trọng đầu tư, hoàn thiện kiến thiết hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, trong đó xây dựng đường huyện 39, hệ thống đường điện 3 pha cùng các công trình phụ trợ.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang tiến hành các thủ tục cần thiết để mời gọi các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đăng ký các dự án khoa học công nghệ ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, xây dựng chính sách thu hút đầu tư, tạo hiệu quả kinh tế-xã hội, thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế-nông nghiệp địa phương, đóng góp vào sự phát triển bền vững thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.