Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 5 năm 2017 | 10:45

Tìm cách tiêu thụ và nâng cao giá trị vải thiều

Tuy sản lượng giảm nhưng doanh nghiệp và người trồng vải vẫn lo tìm cách tiêu thụ bởi những hạn chế trong việc thu hái, bảo quản và chế biến để nâng cao giá trị.

Ngày 27/5, tại TP. Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2017.

Theo ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, năm 2017, diện tích trồng vải của Bắc Giang duy trì gần 30.000ha, tỷ lệ ra hoa, đậu quả vải thiều muộn giảm khoảng 40%, sản lượng vải thiều ước đạt 100.000 tấn, bằng 70% so với năm 2016. Trong đó, diện tích vải thiều sớm khoảng 6.000 ha, sản lượng khoảng 26.000 tấn; vải thiều chính vụ khoảng 24.000 ha, sản lượng khoảng 74.000 tấn. 

Toàn cảnh Hội nghị.

Tổng diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt khoảng 12.460ha, sản lượng đạt khoảng 40.000 tấn, sản lượng vải thiều đạt tiêu chuẩn GlobalGAP khoảng 1.600 tấn. Có 218ha vải thiều được Mỹ cấp mã số IRADS với 394 hộ sản xuất, tập trung tại các xã Hồng Giang, Giáp Sơn, Tân Mộc, Biên Sơn, Tân Quang, Tân Sơn và Kiên Lao.

Qua khảo sát ban đầu, lượng đường và các loại vitamin trong quả vải thiều năm nay cao hơn, mẫu mã đẹp hơn so với những năm trước. Thời gian thu hoạch vải thiều sớm dự kiến từ ngày 20/5 đến ngày 15/6; vải thiều chính vụ dự kiến thu hoạch từ ngày 15/6 đến ngày 15/7. 

Cơ bản các huyện đã triển khai ứng dụng các công nghệ trong việc bảo quản vải thiều, phấn đấu kéo dài thời gian bảo quản quả vải thiều tươi; từng bước hạn chế tính mùa vụ, để phục vụ cho xuất khẩu vải thiều tươi đến các thị trường nước ngoài.

Về thị trường tiêu thụ, tỉnh Bắc Giang xác định tiếp tục phát triển thị trường truyền thống cả ở nội địa và xuất khẩu; khai thông các thị trường tiềm năng, có giá trị kinh tế cao. Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều để các ngành, các địa phương để chủ động từ khâu sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ vải thiều.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương Bắc Giang phát biểu về tình hình vụ vải thiều năm 2017.

Đối với thị trường nội địa, tỉnh Bắc Giang xác định, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là thị trường quan trọng. Đến nay, vải thiều Lục Ngạn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã được kết nối tiêu thụ ngay từ đầu vụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn Metro, Co.opmart, Happro, BigC, các chợ đầu mối hoa quả ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung khơi thông, mở rộng, phát triển các thị trường mới có tiềm năng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Với thị trường xuất khẩu, tỉnh Bắc Giang vẫn duy trì xuất khẩu quả vải tươi và vải thiều chế biến. Thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường truyền thống, với phần lớn sản phẩm vải thiều tươi xuất khẩu tiêu thụ ở thị trường này. Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tập trung nâng cao sản lượng xuất khẩu vào các thị trường: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia; mở rộng thị trường xuất khẩu khác: Trung Đông, Thái Lan, Canada… 

Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký thu mua vải thiều để đưa vào thị trường Mỹ, Úc, EU… Một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu vải thiều như Công ty TNHH Thanh Bình Jeune (Pháp), Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm (Hà Nội), Công ty Ánh Dương Sao, Công ty Liên doanh xuất nhập khẩu Teanda (TP.HCM) đã đến khảo sát và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, EU... Một số doanh nghiệp trên địa bàn đang xúc tiến, tiếp cận thị trường Trung Đông, Canada và Thái Lan.  

Năm 2017, dự kiến tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước khoảng 50.000 tấn, chiếm 50%; xuất khẩu khoảng 50.000 tấn.

Về công tác xúc tiến thương mại, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tăng cường tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kiểu dáng bao bì, tem, nhãn hiệu hàng hóa, hình ảnh sản phẩm vải thiều, đặc biệt là vải thiều an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với khách hàng trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Năm 2017, Bắc Giang tiếp tục đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, thay bằng tổ chức 4 hội nghị xúc tiến tại tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, thành phố Hồ Chí Minh như mọi năm, thành một hội nghị có quy mô lớn hơn tại thành phố Bắc Giang. Đây là dịp để bạn hàng, thương nhân trong và ngoài nước trực tiếp đến thăm vùng cây ăn quả “Thủ phủ vải thiều của Việt Nam” đang được sản xuất với quy trình canh tác theo tiêu chuẩn  VietGAP, GlobalGAP; cảm nhận rõ hơn về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bắc Giang đang trên đà phát triển. 

Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang sẽ phối hợp với Chính phủ nhân dân Thị Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại thị Bằng Tường; tổ chức Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội với quy mô lớn hơn, nhằm mở rộng kênh tiêu thụ thông qua các siêu thị lớn, uy tín để cung cấp ra thị trường quả vải chất lượng cao.

Tổ chức các chương trình kết nối sản xuất, tiêu thụ, xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp và hiệu quả. Đưa quả vải thiều vào hệ thống phân phối bán lẻ của các siêu thị lớn như: Metro, Co.opmart, Hapro, BigC, Aeon... và các chợ đầu mối hoa quả của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với đó tạo dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác gắn bó với đối tác khách hàng Trung Quốc tạo tính ổn định, bền vững trong việc sản xuất tiêu thụ vải thiều.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, do ảnh hưởng của thời tiết năm 2017, sản lượng vải thiều Lục Ngạn giảm so với băn 2016, ước tổng sản lượng đạt khoảng 40 - 50 ngàn tấn, thời gian thu hoạch dự kiến sẽ kéo dài từ 20/5 -25/7. Mặc dù sản lượng vải giảm song vải thiều Lục Ngạn vẫn có số lượng lớn để đủ cung cấp ra thị trường. Đặc biệt, là chất lượng, mẫu mã quả vải được nâng cao do sự quan tâm đầu tư chăm sóc, giám sát quy trình sản xuất chặt chẽ hơn và được lợi thế so sánh với khí hậu và thổ nhưỡng không phải địa phương nào cũng có.

Trước đó, ngày 26/5, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức buổi gặp mặt doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

Để sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2017 đạt kết quả, ông Bình kiến nghị Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục quan tâm hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, bảo quản sau thu hoạch đối với vải thiều và nhiều cây ăn quả khác; giới thiệu các doanh nghiệp chuyên đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp về đầu tư tại Lục Ngạn giúp huyện từng bước tiếp cận và phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Đề nghị các địa phương bạn, các ban kinh tế cửa khẩu, các cơ quan hải quan, thuế, kiểm dịch, các chợ đầu mối; Chính phủ nhân dân Thị Bằng Tường (Trung Quốc), các cơ quan chức năng, doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất giúp Lục Ngạn tiêu thụ vải thiều năm 2017 đạt kết quả cao. 

Vụ vải thiều năm 2017, sản lượng có giảm nhưng chất lượng vải đã được nâng lên rất nhiều so với những năm trước đây.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Công Trưởng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, tới đây tỉnh sẽ triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển các mối quan hệ đối tác công tư, thương mại; quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu; thực hiện mạnh mẽ thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đảm bảo công khai, minh bạch; tăng cường công tác quản lý biên giới, đồng thời cam kết sẽ sát cánh cùng doanh nghiệp, doanh nhân, xem thành công và sự phát triển của doanh nghiệp là thành công của chính mình. Qua đây, tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị các cấp chính quyền Quảng Tây  (Trung Quốc) phối hợp chặt chẽ với tỉnh Lạng Sơn trong việc giải quyết các vướng mắc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới.

Ông Lăng Tinh Cao, Phó thị trưởng Chính quyền nhân dân Thị Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc), cho biết, tận dụng buổi Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Việt Nam, thông qua các giải pháp trao đổi thông tin thương mại hai bên, tăng thêm thời gian làm thủ tục thông quan, tăng ca ngày nghỉ, ngày lễ cùng xúc tiến giúp thương mại xuất nhập khẩu vải thiều, dưa hấu giữa Việt Nam - Trung Quốc ngày càng lớn mạnh. Đặc biệt là việc điều phối liên ngành phía Trung Quốc như: Hải quan, Kiểm dịch, kiểm tra biên phòng tiến thêm một bước bình thường hóa thời gian làm việc các ngày nghỉ, lễ Tết, thực hiện các giải pháp thuận tiện như đặt lịch hẹn thông quan, hẹn kiểm dịch  24/24 giờ, góp tạo điều kiện thuận lợi để  thông quan vải thiều Việt Nam lúc cao điểm.

Hoàng Văn

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top