Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 6 năm 2020 | 16:13

Tin 24/7: EVFTA sẽ tạo cú hích cho xuất khẩu hạt điều Việt Nam

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), mặc dù dịch Covid-19 đã và đang lan rộng trên thế giới, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt điều tiếp tục là điểm sáng khi xuất khẩu tăng cả về lượng và giá trị.

hat-dieu.jpg

Xuất khẩu hạt điều được kỳ vọng sẽ tăng mạnh khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. (Ảnh minh họa: KT)

 

Cụ thể, 5 tháng qua, cả nước xuất khẩu được trên 190.000 tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,27 tỷ USD, tăng 19,23% về lượng và tăng 3,07% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2019. Những con số này cho thấy, Việt Nam đang là điểm sáng nhất của ngành điều thế giới và được coi là trung tâm chế biến, xuất khẩu hàng đầu thế giới, xếp trên Ấn Độ, các quốc gia châu Phi và Brazil.

Cũng trong thời gian này, Mỹ, EU, Trung Quốc vẫn là 3 thị trường tiêu thụ nhân điều lớn nhất của Việt Nam, tại đây, lượng tiêu thụ hạt điều giảm ở các nhà hàng, khách sạn nhưng lại tăng mạnh ở kênh siêu thị.

VINACAS cho hay, tổng nguồn cung điều thô năm 2020 đạt khoảng gần 4 triệu tấn. Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch, Ấn Độ ngừng trệ sản xuất dẫn đến lượng điều nhập khẩu giảm. Trong khi đó, tại Việt Nam cũng khởi động sản xuất vụ điều mới chậm, nhiều cơ sở sản xuất tạm đóng cửa.., do vậy, năm nay sẽ không thiếu nguồn cung nguyên liệu.

Cùng với đó, việc Hiệp định EVFTA được thông qua tới đây sẽ góp phần thúc đẩy gia tăng hai chiều thương mại, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng quy mô xuất khẩu hạt điều, một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Hiện, nhiều doanh nghiệp cũng đã sẵn sàng tâm thế để mở rộng xuất khẩu vào thị trường này, ngay sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.

ĐBSCL cần chuyển đổi sản xuất để thích ứng với hạn mặn

Thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL, đợt hạn mặn vừa qua, có gần 7.000 ha vườn cây ăn quả bị ảnh hưởng, trong đó có nhiều diện tích cây bị chết trắng.

 

han-man-thanh-long.jpg

Nhiều vườn cây thanh long tại khu vực ĐBSCL xơ xác sau đợt hạn mặn.

 

Các địa phương có diện tích vườn cây ăn quả bị thiệt hại nhiều nhất là: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long. Đặc biệt, sau đợt khô hạn, giá nhiều loại trái cây sụt giảm do thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.

Theo Bộ NN&PTNT, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 360.0000 ha vườn cây ăn quả, đây là ngành kinh tế có giá trị cao của khu vực, nên vấn đề phát triển, cải tạo vườn cây sau đợt hạn mặn này, chính quyền, ngành nông nghiệp các địa phương phải chú trọng đến thích ứng với khô hạn và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Việc chuyển đổi từ đất lúa sang cây ăn quả, cần phải tính toán kỹ, khi chuyển đổi vùng nào thì phải gọn vùng đó và phải có đầu tư các thiết chế hạ tầng. Trong đó có hạ tầng thủy lợi, để khi chúng ta phát triển ở những vùng đó thì không xảy ra tình trạng thiếu nước. Bản thân những diện tích mới chuyển đổi sang cây ăn quả thì phải tính toán cả vấn đề liên kết sản xuất, để làm sao không bị dư thừa và được mùa, mất giá. Cùng với đó, gắn với  công tác chế biến và tổ chức thị trường để đạt hiệu quả bền vững”.

Đắk Lắk: Điểm “nóng” phá rừng

Sau nhiều lần rừng bị phá, ngày 22/6, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường vào Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) chủ trì hội nghị “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên”.

Không chỉ giảm diện tích, chất lượng rừng (đặc biệt rừng tự nhiên) của toàn khu vực bị suy thoái nghiêm trọng. Tỷ lệ rừng trung bình, rừng giàu còn rất thấp chỉ chiếm khoảng 18,40%; còn lại rừng nghèo và rừng phục hồi.

 

pha-rung.jpg

Diện tích rừng bị lấn chiếm trở thành rẫy dân.

 

Theo số liệu công bố tại đây, Tây Nguyên hiện có 2.559.956 hecta rừng (bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán), chiếm 17,5% diện tích rừng cả nước. Những năm qua, rừng Tây Nguyên liên tục sụt giảm. Điển hình năm 2019, diện tích rừng tự nhiên giảm 15.753 hecta; trong đó, 3 tỉnh có diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh gồm: Đắk Lắk 11.419 hecta, Đắk Nông 7.156ha và Gia Lai 494 ha.

Nguyên nhân rừng suy giảm do bị phá, bị lấn chiếm trái pháp luật. Sự việc này diễn ra gay gắt từ nhiều năm nay tập trung tại các khu vực giao cho Lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, UBND xã quản lý. Điều này cho thấy, diện tích rừng bị mất, lấn chiếm đều có chủ, có chính quyền giám sát, quản lý. Các ban ngành chức năng trong hội nghị thẳn thắn nhìn nhận để xảy ra mất rừng có sự yếu kém, buôn lỏng quả lý của một số chủ rừng; sự thiếu trách nhiệm trong việc phát hiện, ngăn chặn nạn phá rừng của chính quyền địa phương; sự thiếu chặt chẽ giữa các cấp ngành trong công tác quản lý bảo vệ rừng…

Trong hội nghị này, Bộ Trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lại chỉ đạo các địa phương xác định rõ trách nhiệm của chủ rừng và cả chính quyền địa phương; bảo vệ bằng được diện tích rừng còn lại.

Ông cũng đề nghị trung ương sớm bố trí kinh phí cho các tỉnh Tây Nguyên triển khai những dự án quy hoạch di dân tự do đã được phê duyệt nhằm giảm áp lực phá rừng, lấn chiếm đất rừng; Rà soát điều chỉnh lại 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) để hình thành 1 bộ hồ sơ quản lý, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông-lâm nghiệp; Xây dựng các đề án bảo vệ và phát triển rừng bền vững…

 

Giảm 50% lệ phí cấp Căn cước công dân đến hết năm 2020

Nhằm tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, hôm nay (22/6), Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 61/2020/TT-BTC để giảm phí trong lĩnh vực kiểm định, thẩm định phòng cháy, chữa cháy và lệ phí cấp Căn cước công dân.

 

can-cuoc-cong-dan.jpg

Theo đó, kể từ ngày 22/6 đến hết ngày 31/12/2020, tất cả các dịch vụ trên đều được giảm 50% mức phí, lệ phí so với quy định hiện hành.

Cụ thể, đối với lệ phí cấp Căn cước công dân: kể từ ngày 22/6, tất cả các công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân cũng được giảm 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019.

Đối với phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy: kể từ ngày 22/6, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy sẽ được giảm 50% mức thu phí quy định tại Mục I, Mục II, Điểm 2 Mục VI, Mục VII, Mục VIII, Mục IX Phần A và Phần B Biểu phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy ban hành kèm theo Thông tư số 227/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016; đồng thời, giảm 50% mức thu phí quy định tại Mục III, Mục IV, Mục V, Điểm 1 Mục VI Phần A Điều 1 Thông tư số 112/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017.

Đối với phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy: kể từ ngày 22/6, tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy sẽ chỉ phải nộp bằng 50% mức thu phí quy định tại Điều 5 Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016.

Sau ngày 1/1/2021, các quy định nộp phí trên sẽ trở lại quy định trước ngày 22/6/2020.

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top