Tổng cục Hải quan cho khai hải quan xuất khẩu gạo lúc 0 giờ ngày 12/4, khiến nhiều doanh nghiệp không nắm được thông tin, khi biết, vào khai thì đã hết hạn ngạch. Ngày 15/4, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương báo cáo rõ trước ngày 18/4.
Hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020 của cả nước chỉ 400.000 tấn. Thời gian bắt đầu mở cửa hệ thống thông quan hàng hóa tự động từ 0 giờ ngày 12/4 của Tổng cục Hải quan đã khiến hàng loạt doanh nghiệp trở tay không kịp.
Bức xúc trước tình trạng trên, một số doanh nghiệp (DN) có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành. Một số Sở Công Thương tỉnh, TP ở ĐBSCL cũng kiến nghị cần có sự minh bạch trong thời gian bắt đầu mở cửa hệ thống thông quan hàng hóa tự động để tạo sự bình đẳng cho DN.
Trong đơn gửi Thủ tướng Chính phủ cùng một số bộ ngành có liên quan, một DN ở Long An kiến nghị cho phép xuất khẩu nếp và tấm nếp bình thường, không nằm trong hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4/2020. DN này cho biết hiện đã đóng 500 container (tương đương 12.500 tấn nếp và tấm nếp) đã lưu container từ ngày 20/3 nhưng chưa kịp xuất khẩu do đặc thù hàng đi Trung Quốc phải khử trùng container tại kho năm ngày.
Việc dừng xuất khẩu gạo từ ngày 24/3 đến nay đã thiệt hại rất lớn cho DN và có nguy cơ đi đến phá sản bởi phải chịu chi phí lưu container trong một thời gian dài, tiền lãi suất ngân hàng, tiền vốn đã mua nguyên liệu tồn kho… Trong khi nhà máy phải dừng hoạt động tất cả vì lý do mặt hàng chủ lực của công ty là nếp và tấm nếp tiêu thụ trong nước rất hạn chế.
Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, phần lớn DN trên địa bàn cũng không thể thực hiện đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu gạo để tham gia vào sản lượng 400.000 tấn. Sau khi trừ sản lượng đã đăng ký tờ khai xuất khẩu ngày 12/4, thì sản lượng gạo nếp có hợp đồng giao hàng trong quý II/2020 của các DN trên địa bàn tỉnh nhưng chưa được xuất khẩu khoảng 87.294 tấn.
Sở Công Thương An Giang đã đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép 78.737 tấn gạo nếp của các DN trong tỉnh có hợp đồng xuất khẩu đến tháng 5/2020 được tham gia vào tổng sản lượng gạo được xuất khẩu trong tháng 5/2020 của cả nước.
Được biết, toàn bộ các tờ khai hải quan xuất khẩu hơn 170.000 tấn gạo của 29 DN tại TP.HCM đều thuộc luồng đỏ, họ chỉ mới đăng ký số lượng xuất chứ chưa đăng ký rõ số container, tên tàu, số chuyến…Vì vậy, phía Chi cục Hải quan cũng đã có công văn chờ Tổng cục Hải quan hướng dẫn về các trường hợp tờ khai thuộc luồng đỏ này, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu, (Bộ Công Thương), cho biết, hiện cơ quan hải quan, Bộ Tài chính đang thực hiện việc điều hành tờ khai hải quan cho việc đăng ký 400.000 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4/2020.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng đã nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo phản ánh về việc Tổng cục Hải quan cho khai hải quan nhưng nhiều doanh nghiệp không nắm được thông tin. Đến khi vào khai hải quan thì đã hết hạn ngạch, ảnh hưởng đến khả năng giao hàng theo hợp đồng của doanh nghiệp. Chúng tôi đang tổng hợp để gửi Bộ Tài chính xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Mới đây, một lãnh đạo Tổng cục Hải quan, cho biết, đã yêu cầu nội bộ báo cáo, giải trình trước phản ánh của Hiệp hội Lương thực Việt Nam về các bất thường trong mở tờ khai xuất khẩu 400.000 tấn gạo. Nếu phát hiện có tiêu cực, Tổng cục Hải quan sẽ xử lý nghiêm theo quy định, tuyệt đối không dung túng, bao che.
Ngày 15/4, Văn phòng Chính phủ đã công văn dẫn lời Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có báo cáo rõ về vụ việc.
Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4/2020 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó cần nêu cụ thể về quy trình, cách làm danh sách các doanh nghiệp, thời gian mở tờ khai hải quan và số lượng gạo xuất khẩu của từng doanh nghiệp đã đăng ký thành công trên hệ thống, công tác phối hợp với Bộ Công Thương về việc này.
Đồng thời, Bộ Tài chính phải báo cáo lên Chính phủ tình hình mua dự trữ lương thực theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo về việc triển khai các nhiệm vụ đã được gia, trong đó có việc điều hành xuất khẩu gạo và công tác phối hợp với Bộ Tài chính.
Văn phòng Chính phủ cũng nêu rõ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng các nội dung nêu trên trước ngày 18/4.
Sóc Trăng công bố tình huống khẩn cấp do hạn, mặn xâm nhập
Mới đây, tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp do hạn, mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh, ở mức độ rủi ro cấp 2.
Tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp do hạn, mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh, ở mức độ rủi ro cấp 2.
Theo đó, UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó với hạn, mặn xâm nhập. Thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, diễn biến hạn, mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh để kịp thời ứng phó.
Triển khai ngay các giải pháp ứng phó với hạn, mặn xâm nhập; đồng thời tổ chức thực hiện các công trình khẩn cấp theo quy định nhằm ngăn mặn, tăng cường tích trữ nước ngọt, đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Ưu tiên phân bổ nguồn vốn để thực hiện khẩn cấp các dự án, công trình ứng phó hạn, mặn xâm nhập.
Sóc Trăng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng của hạn hán và mặn xâm nhập mùa khô 2020. Tại các địa phương ven biển của tỉnh này, hạn hán gay gắt, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, làm hơn 26 ngàn hộ dân bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt. Tỉnh đã và đang triển khai nhiều biện pháp khẩn trương để dẫn nước ngọt cứu khát cho người dân vùng bị ảnh hưởng.
Trước đó, 5 tỉnh ở ĐBSCL đã công bố tình trạng khẩn cấp về hạn, mặn gồm: Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An.
Cà Mau: Hàng nghìn điểm sụp lún đất
Trên toàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 1.143 điểm sụp lún đất, trong đó có 7 điểm trên đường do cấp tỉnh quản lý với tổng chiều dài khoảng 200m. Đối với đường giao thông nông thôn, có 1.136 điểm sụp lún với tổng chiều dài 24.704m. Trong đó, huyện Trần Văn Thời bị sụp lún nặng nề nhất với hơn 1.109 điểm, tiếp theo là thành phố Cà Mau và huyện U Minh.
Nguy hiểm nhất là tình trạng sụp lún ở đê biển Tây đoạn Đá Bạc - Kênh Mới với độ sâu từ 2 - 3m. Nếu không kịp thời gia cố trước mùa mưa bão, nước biển có thể tràn vào bên trong, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Tại tuyến đường này cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang tiến hành bơm sình từ ngoài biển vào con kênh dưới chân đê (trong vùng ngọt). Nghe có vẻ lạ nhưng đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhất lúc này để hạn chế đoạn đê bị sụt lún tiếp.
Vào giữa tháng 2 vừa qua, đoạn đê nêu trên đã bị sụt lún xuống sâu khoảng 2 m, gồm toàn bộ mặt đường đê phòng hộ rộng khoảng 7 m và kéo dài khoảng 100 m.
Sau đó vài ngày, một đoạn đê nối tiếp dài khoảng 90 m tiếp tục bị sụt lún tương tự. Cũng chẳng bao lâu sau, toàn đoạn đê Kênh Mới - Đá Bạc, với chiều dài khoảng 4,5 km xuất hiện nhiều vết nứt, mặt đường bị xê dịch và có những vị trí lún xuống khoảng 10 cm.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.