Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 3 năm 2020 | 17:24

Tin NN miền Trung:Sản phẩm nông nghiệp được giá ở nhiều địa phương

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến hầu hết các thành phần kinh tế thì tại một số địa phương, sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân, nuôi trồng thủy hải sản lại có giá cao bất ngờ.

Nghệ An: Nông dân thu 90 triệu đồng/ha từ khoai lang đỏ
 
Với chất lượng củ bở, ngon ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao, khoai lang Tân Kỳ (Nghệ An) bán được giá, trở thành nguồn thu lớn của nhiều hộ nông dân.
 
bna_a11161819_1732020.jpg
KHoai lang đỏ được giá ở Nghệ An (ảnh báo NA)
 
Gia đình bà Lê Thị Tâm năm nay đưa vào trồng 2 sào trên đất ruộng. Bà Tâm cho biết: Trồng khoai lang lấy củ ít tốn công và chi phí vật tư hơn so với trồng ngô, lúa. Chủ yếu sử dụng phân chuồng hoai, không cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ sau gần 4 tháng, cho năng suất đạt gần 3 tạ/sào, với giá hiện tại từ 13.000 - 15.000 đồng/kg, cho gia đình bà thu nhập gần 5 triệu đồng/sào. Đặc biệt, thân cây khoai lang còn được bán làm thức ăn cho gia súc, gia cầm với giá khá cao.
 
Ông Nguyễn Công Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã Kỳ Sơn hiện có 5 ha diện tích trồng khoai lang, mỗi ha thu về 50 tấn củ, với giá bán hiện nay thì mỗi ha thu nhập gần 90 triệu đồng. Đây là cây ngắn ngày nhưng mang lại lợi nhuận khá cao.
 
Đặc biệt, giống khoai ở đây có đặc điểm vỏ củ màu đỏ, ruột màu trắng, rất bở và ngọt. Chính vì thế trong thời gian tới, địa phương sẽ khuyến cáo người dân tiếp tục phát triển diện tích trồng khoai lang, để mang lại lợi nhuận kinh tế cho người dân”.
 
Hiện nay, không chỉ xã Kỳ Sơn mà nông dân các xã Nghĩa Phúc, Giai Xuân, Tân Hương... cũng đang tập trung mở rộng diện tích trồng khoai lang.
 
Đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được 71 ha đất cao cưỡng không chủ động được nước sang trồng khoai lang nhằm dần thay thế những cây trồng kém hiệu quả và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững tại địa phương
 
Hà Tĩnh: Nuôi tôm trong bể tròn, nông dân “kiếm” trăm triệu đồng
 
Mô hình nuôi tôm công nghệ trong bể tròn của ông Lê Hiến ở xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả cao. Từ đó, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm ở vùng Bãi Rào.
 
135d4153523t5877l10-141d4125125t51060l0.jpg
Ông Hiến mở rộng mô hình nuôi tôm trong bể tròn

 

Ông Hiến chia sẻ: Nuôi tôm quảng canh cải tiến ở vùng Bãi Rào đã nhiều năm nay nhưng thất bại nhiều hơn được. Năm 2019, ông mạnh dạn đổi hướng đầu tư nuôi tôm công nghệ cao trong bể tròn theo quy trình khép kín của Công ty cổ phần CP Việt Nam.
 
“Với diện tích 200 m2, tôi chỉ bỏ ra hơn 20 triệu đồng đầu tư khung bể tròn, lót bạt đáy ao, mái che ao nuôi... Trong năm 2019, tôi xuống giống cho 2 vụ nuôi và đều thắng lợi, mỗi vụ thu hoạch được 1,2 tấn, tôm đạt kích cỡ từ 60 - 70 con/kg.
 
Tôm được bán với giá bình quân 140.000 đồng/kg, thu về hơn 300 triệu đồng. Trừ chi phí, tính ra mỗi vụ tôi lãi gần 100 triệu đồng sau 3 tháng nuôi”
 
Không chỉ có ông Hiến mà rất nhiều hộ dân ở địa phương này đã đến học tập kinh nghiệm nuôi tôm trong bể tròn của ông, để tăng thêm thu nhập và làm giàu cho chính bản thân gia đình
 
Ông Nguyễn Văn Tuân - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lộc, mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong bể tròn khép kín của hộ ông Lê Hiến ở vùng Bãi Rào đã tạo ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm nơi đây.
 
Điều đáng nói, chi phí đầu tư cho mỗi ao nuôi chỉ vài chục triệu đồng nên các hộ dân đều có khả năng tài chính để chuyển đổi sang hình thức nuôi mới. Nuôi tôm công nghệ cao trong bể tròn theo đúng quy trình sẽ hạn chế được dịch bệnh, rủi ro ít. Bởi vậy, chính quyền địa phương luôn khuyến khích các hộ nuôi tôm ở vùng Bãi Rào mạnh dạn chuyển đổi với mong muốn nghề nuôi tôm ở đây hiệu quả, bền vững hơn.
 
Quảng trị: Triển vọng từ mô hình nuôi hươu sao lấy nhung
 
Triệu Nguyên là xã miền núi của huyện Đakrông, được huyện chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2018-2020. Để hoàn thành tiêu chí số 10 về thu nhập, trong 3 năm trở lại đây xã Triệu Nguyên đưa vào thực hiện xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế. Trong đó, nuôi hươu sao lấy nhung và sinh sản là một trong những mô hình hứa hẹn tạo cơ hội việc làm và nâng cao mức thu nhập cho nông dân ở xã miền núi này.
 
toan_643.png
Nuôi hươu sao lấy nhung của bà con xã Triệu Nguyên

 

Từ nguồn vốn chương trình xây dựng NTM và các nguồn vốn hỗ trợ khác với tổng kinh phí trên 800 triệu đồng, năm 2018 xã Triệu Nguyên bắt đầu xây dựng mô hình nuôi hươu sao lấy nhung theo hình thức cá nhân và theo nhóm hộ gia đình. Đến nay đã có 19 hộ tham gia nuôi, với tổng đàn lên đến 58 con. Tham gia vào mô hình nuôi hươu, các hộ dân được chính quyền xã hỗ trợ một phần kinh phí để mua con giống, chi phí xây dựng chuồng trại. Ngoài ra thông qua các lớp tập huấn, các hộ nuôi hươu sao được hỗ trợ kỹ thuật nuôi, chăm sóc; kỹ thuật trồng cỏ và trồng thêm một số cây trồng khác trong vườn nhà tạo nguồn thức ăn ổn định cho hươu.
 
Đến nay đàn hươu của các hộ dân sinh trưởng khỏe mạnh và tăng thêm trên 50% trọng lượng so với lúc mới nhập chuồng. Một số con hươu cái đã mang thai và sắp sinh, hươu đực đã bắt đầu cho nhung. Trung bình một con hươu đực trưởng thành cho thu hoạch từ 0,7 đến 0,8 kg nhung/lần, mỗi năm 2 lần. Nhung hươu sao được coi là nguyên liệu quý, được người dùng ưa chuộng, sản phẩm dễ bán, thị trường ổn định, giá cao. Với giá nhung trên thị trường dao động từ 12 - 15 triệu đồng/kg như hiện nay, mỗi con hươu sẽ cho thu nhập trên dưới 20 triệu đồng/năm mà người nuôi không tốn nhiều công sức.
 
ông Trương Văn Hoài, Chủ tịch UBND xã Triệu Nguyên cho biết, với những tín hiệu ban đầu đầy triển vọng, mô hình nuôi hươu sao lấy nhung đang được xem là hướng đi tích cực trong phát triển kinh tế ở xã Triệu Nguyên. Ngoài kỳ vọng nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, mô hình nuôi hươu sao lấy nhung sẽ mở ra hướng đi mới, tạo sản phẩm đặc trưng riêng của địa phương
 
Quảng Nam được mùa đậu phụng
 
Vụ đậu phụng đông xuân 2019 - 20120 đang vào mùa thu hoạch. Nhiều hộ dân ở xã Tam Xuân 2 (Núi Thành) phấn khởi vì sản lượng đạt khá, dầu ép từ loại nông sản này cũng đang ở mức cao.
 
tnb-25731-02.jpg
Nông dân Tam Xuân thu hoạch đậu phụng

 

Những ngày này, người dân xã Tam Xuân 2 bước vào mùa thu hoạch đậu phụng khi đậu đã già rộ. Ông Nguyễn Như Quy ở thôn Phú Nam huy động nhân lực trong nhà đi nhổ 4 sào đậu phụng, sản lượng gần 500kg. Vụ này, gia đình ông Quy ước chừng ép được gần 200 lít dầu, với giá bán 100 - 120 đồng/lít mang lại thu nhập khoảng từ 10 - 15 triệu đồng.
 
Đậu phụng sau khi thu hoạch về sẽ tiến hành phơi khô để ép dầu, giá bán trung bình 100 nghìn đồng/lít tùy thời điểm. Khi bán dầu, người trồng đậu sẽ có thu nhập cao hơn so với bán đậu khô như trước. Bên cạnh đó, xác đậu khi ép dầu sẽ được bà con tận dụng làm phân bón cho hoa màu và lúa các vụ. Đậu phụng là cây trồng cạn ít tốn công chăm sóc và tưới nước. Tính từ ngày xuống giống đến thu hoạch chỉ mất khoảng 3 tháng. Trung bình mỗi sào đậu, sau khi trừ các chi phí phân bón, nhân công, nông dân đều có lãi cao.
 
Ông Nguyễn Tấn Đồng - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Xuân 2 cho biết, nhiều thôn của xã Tam Xuân 2 đang tích cực đổi một số cây trồng kém hiệu quả sang trồng đậu phụng. Hiện toàn xã Tam Xuân 2 có khoảng 320ha đất trồng hoa màu các loại, trong đó có cây đậu phụng. Loại cây này dễ trồng, sinh trưởng trên nhiều loại đất: đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông. Trồng đậu phụng không phải tưới nước như lúa nên ít tốn chi phí, việc cơ giới hóa cũng giảm công lao động cho nông dân
 
Phú Yên: Giá tôm hùm bông thương phẩm tăng 300.000 đồng/kg
 
Theo ông Đỗ Văn Chính, Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, tôm hùm bông ở TX Sông Cầu hiện có giá khoảng 1,5 triệu đồng/kg, trong khi trước đó vào tháng trước, tôm hùm bông chỉ có giá 1,2 triệu đồng/kg. Tôm hùm xanh loại 1 (3 con/kg) có giá 700.000-750.000 đồng/kg (cao hơn thời điểm tháng 2/2020 từ 150.000-200.000 đồng/kg). Với giá bán hiện tại, người nuôi tôm hùm hòa vốn hoặc có lãi ít, lượng tôm xuất bán được là tôm hùm xanh.
 
Hiện nay, mỗi ngày Phú Yên xuất bán được khoảng 1 tấn tôm hùm, chủ yếu là thị trường trong nước và nội tỉnh. Hiện người dân tiếp tục nuôi giữ, kéo dài thời gian chăm sóc tôm hùm, lựa chọn thức ăn cho tôm phù hợp, để giảm chi phí và duy trì chất lượng tôm; tăng cường vệ sinh lồng nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh để tiếp tục xuất bán trong tháng 6 và 7. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang tập trung tìm kiếm thị trường, duy trì ổn định giá cả cho sản phẩm tôm hùm, đặc biệt cho vụ xuất tôm chính sắp tới.
 
Vạn Hưng khởi sắc nhờ cây tỏi
 
Xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tỏi chính là cây trồng đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, thu nhập cho người dân.
 
images5398483_cay_toi_gop_phan_khoi_sac_xa_van_hung.jpg
Một khu vực trồng tỏi của người dân Vạn Hưng

 

Từ những năm 2005, 2006, một số người dân ở thôn Ninh Yển, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa đã đem giống tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi đến thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng để trồng. Người dân Vạn Hưng thấy có hiệu quả nên làm theo, từ đó, diện tích trồng tỏi phát triển nhanh chóng.
 
Toàn xã có 3 thôn trồng nhiều tỏi gồm: Xuân Đông, Xuân Vinh và Xuân Tây với diện tích 150ha, chiếm 71,4% diện tích trồng tỏi trên địa bàn huyện (210ha). Năng suất tỏi ở đây ước đạt 7 tấn/ha, giá tỏi tươi hiện nay dao động từ 28.000 đến 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi từ 80 đến 100 triệu đồng/ha. Vào vụ thu hoạch, cây tỏi còn giúp giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với việc cắt tỉa lá, phân loại, đóng bao và đưa đi tiêu thụ. Bình quân 1 công lao động được trả từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng/ngày.
 
Hiện nay, người dân Vạn Hưng cùng với chính quyền địa phương nghiên cứu đem thêm giống tỏi mới về vùng đất này, trong đó có cây tỏi voi Nhật Bản. Hoạt động xây dựng thương hiệu và hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ tỏi cũng tiếp tục được xúc tiến, triển khai. Hy vọng, khi đã hình thành được mô hình sản xuất tỏi tiêu chuẩn, cùng với sự đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân, sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc hình thành thương hiệu, xây dựng chuỗi giá trị, sản phẩm tỏi sẻ ở Vạn Hưng sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị của mình, mang lại cuộc sống ấm no hơn cho người trồng.
 
 
 
 
 
 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top