Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 7 năm 2020 | 22:15

Tin NN: Nắng nóng, cua đồng Nghệ An tăng giá 120.000 đồng/kg

Thời tiết oi nóng, cua đồng ở Hà nội và các thành phố khác rất đắt đỏ và khan hiếm. Hiện, ở Nghệ An cũng đã tăng giá lên 120.000 đồng/kg vẫn không có mua.

Đêm đến, trên cánh đồng của các huyện Yên Thành, Đô Lương, Diễn Châu... bà con đội đèn pin ra đồng "săn" cua đồng. Tại góc ngã tư trên một số trục đường chính, thỉnh thoảng bắt gặp cảnh thương lái ngồi thu mua cua đồng nhộn nhịp.

 

cua-36.jpg

Nhu cầu tiêu thụ cua tăng mạnh, nhưng dip này khan hiếm, lượng cua bắt được mỗi ngày không nhiều. Ảnh: Xuân Hoàng

 

Được biết, cách đây hơn 1 tháng, cua đồng tự nhiên ở Nghệ An... cán mốc 100.000 đồng/kg, nhưng khoảng 10 ngày nay đã nhảy lên mức giá kỷ lục 120.000 đồng/kg.

Chị Đặng Thị Thu Hiển, thương lái thu mua cua ở xã Bắc Thành (Yên Thành) cho biết, thị trường Hà Nội và các thành phố khác tiêu thụ cua đồng mạnh, nên cua đồng tự nhiên ở quê càng tăng giá.

 

Tuy nhiên, thời điểm này bà con bắt được cua giảm hẳn. Trước đây, 1 người có thể bắt được 2 - 3 kg/ngày, thì nay may ra chỉ được 1kg.

Giá cua đã tăng lên 120.000 đồng/kg từ 10 ngày nay. Tuy nhiên, cua bắt ban ngày mới mua với giá 120.000 đồng/kg, còn cua bắt ban đêm chỉ mua với giá 110.000 đồng/kg. Bởi cua ban ngày con to, cua ban đêm con nhỏ.

Song, thời điểm này nhiều cánh đồng khô cạn nước, cua ít ra khỏi hang, nên khó bắt. Thương lái Nguyễn Văn Tần ở xã Long Thành cho hay, dịp này cua hiếm nên mỗi ngày ông thu mua gom trên địa bàn các xã; Long Thành, Khánh Thành, Nam Thành... (Yên Thành) chỉ được hơn 100 kg, trong khi trước đây ông thu mua được 2 - 3 tạ cua/ngày.

Bà Nguyễn Thị Lương, nông dân xã Bắc Thành chia sẻ, thời điểm đồng ruộng nhiều nước, ra ruộng 3 tiếng đồng hồ đã bắt được hơn 1 kg cua, nhưng thời điểm này nhiều ruộng khô nước, nên chỉ bắt được 4 - 5 lạng. Tuy nhiên, do giá cua tăng cao nên bà chịu khó lội ruộng mỗi đêm để có thêm thu nhập.

Ông Thái Văn Ngân, thương lái thu mua cua trên địa bàn huyện Đô Lương cho biết thêm, cua đồng không chỉ vận chuyển ra Hà Nội, mà còn đến các thành phố lớn: Hải Phòng, Thái Bình... nên nhu cầu rất lớn. Tuy nhiên, do thời điểm này cua khó bắt nên sản lượng bắt được của bà con giảm, cung không đủ cầu.

"Hàng ngày, thương lái thu mua được bao nhiêu, tối đóng bì, ướp đá lạnh để cua không bị chết, gửi xe khách ra Bắc tiêu thụ ngay", ông Ngân cho biết.

Hà Tĩnh: Người dân Kỳ Anh hái lá cây mưu sinh giữa trời nắng nóng

Mỗi ngày 2 lượt, người dân xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại lên vùng đồi núi để hái lá chu ke. Với giá bán 5.000 đồng/kg, mỗi người có thể thu về 100.000 đồng/ngày.

 

hai-la-991.jpg

Ông Trần Văn Mạnh (SN 1940, thôn 10, xã Kỳ Thượng) vui vẻ bên nắm lá chu ke hái được.

 

Ngày nào cũng vậy, ông Lê Văn Nam, SN 1963, thôn 10, (xã Kỳ Thượng) cùng nhiều hộ dân khác, lên các khu đồi núi ở địa phương để hái lá chu ke (có nơi gọi là lá chu kia) để bán cho thương lái.

Theo người dân địa phương, chu ke là cây bụi, cây tạp, thường mọc ở xung quanh vườn, hoặc các sườn đồi núi. Ban đầu, việc hái lá khá thuận lợi do cây mọc ở khu vực gần nhà, tuy nhiên, do người dân hái nhiều nên cạn kiệt. Tới nay, họ phải đi cách nhà chừng 3 - 4 km mới hái được lá.

Thương lái chỉ thu mua lá chu ke khô, nên mùa hái loại lá rừng này thường bắt đầu từ tháng 3 cho tới tháng 8. Đây là khoảng thời gian có nắng, thuận tiện cho việc phơi lá. 

Đi hái 2 lần mỗi ngày, trung bình một người dân có thể hái được 7 - 8 bì lá tươi, khi phơi xong còn lại khoảng 20 kg lá khô. Mỗi kg lá khô được thương lái mua lại với giá 5.000 đồng.

Lá chu ke sau khi hái về được phơi khô... đóng thành bao lớn, chờ thương lái tới thu mua. Theo tìm hiểu, lá chu ke được thương lái thu mua xuất bán sang Trung Quốc để làm các vị thuốc.

Trung bình mỗi ngày tôi hái được khoảng 20 kg lá chu ke khô, bán được khoảng 100.000 đồng. Số tiền này giúp vợ chồng tôi có thể trang trải cuộc sống sinh hoạt hàng ngày” - ông Lê Văn Nam chia sẻ.

Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng Vũ Trung Tiến cho biết: Việc thu hái, bán lá chu ke tại địa phương đã diễn ra được khoảng 4 - 5 năm trở lại đây. Hiện tại, xã có khá nhiều người làm nghề này, mang lại nguồn thu cho gia đình trong thời gian nông nhàn.

Theo ông Tiến, chu ke là loại cây bụi, cây tạp, mọc lại rất nhanh nên việc hái lá không gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Việc thu hái lá chu ke của bà con có thể thực hiện liên tục. Được biết, không chỉ Kỳ Thượng mà người dân một số xã khác ở như Lâm Hợp, KỳLạc... cũng đi hái lá chu ke mưu sinh.

Quảng Nam: Phát huy thế mạnh kinh tế vườn rừng và du lịch

Mới đây, tại buổi làm việc với huyện Nông Sơn ( Quảng Nam), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đề nghị Nông Sơn tập trung phát huy thế mạnh kinh tế vườn rừng, gia trại, trang  trại và  kết hợp du lịch.

 

qn-99.jpg

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu khảo sát khu suối nước nóng Tây Viên, xã Sơn Viên, Nông Sơn. Ảnh: HOÀNG LIÊN

 

Ông Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn cho biết, kinh tế vườn kết hợp với trang trại, gia trại, trồng cây ăn quả đang mang lại hiệu quả cao, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giảm nghèo bền vững tại Nông Sơn.

Hiện, diện tích trồng rừng tập trung bình quân của huyện là 4.000ha/năm, diện tích trồng keo nguyên liệu đạt 6.900ha, bình quân mỗi năm khai thác khoảng 1.500ha, năng suất 50m3/ha, khối lượng khoảng 70.000m3.

Về trồng rừng gỗ lớn, năm 2019, thực hiện được hơn 49,6/53ha. Năm 2020, kế hoạch trồng của huyện là 75ha, có 4 xã đăng ký trồng là Quế Lâm, Ninh Phước, Phước Ninh và Quế Trung với tổng diện tích gần 78ha.

“Bên cạnh thuận lợi, việc phát triển trồng rừng gỗ lớn tại Nông Sơn còn gặp khó, do tỉnh vẫn chưa phân bổ được kinh phí để hỗ trợ các hộ tham gia, trong khi chu kỳ trồng quá dài” - ông Hòa cho biết.

Mặt khác, diện tích phát triển vùng cây ăn quả tại Nông Sơn, đặc biệt là các giống cây đặc hữu như bưởi trụ, bưởi da xanh, sầu riêng... không ngừng tăng lên nhờ các cơ chế, chính sách giảm nghèo.

Không chỉ vùng Đại Bình (Quế Trung) chuyên về trồng cây ăn quả, mỗi xã đều được định hướng phát triển từ 30 - 50ha cây ăn quả.

“Tin vui là làng Đại Bình đã được tỉnh công nhận là làng nghề trồng cây ăn quả. Huyện Nông Sơn cũng thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vùng cây ăn quả.

Đồng thời, từ các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với làng nghề, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển” - ông Hòa chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu cũng đã đề nghị Sở NN&PTNT lập hồ sơ công nhận cây đầu dòng, giống gốc, đối với một số cây đặc sản Đại Bình; gấp rút truy xuất nguồn gốc các loại đặc sản Đại Bình, lưu giữ giống gốc, bảo tồn gen, mở rộng diện tích vùng trồng cây ăn quả đặc hữu.

Sở NN&PTNT cần nghiên cứu đề xuất tỉnh, ứng trước kinh phí hỗ trợ nhân dân triển khai các dự án trồng rừng gỗ lớn; hỗ trợ xây dựng đề án phát triển kinh tế trang trại, nông trại, kinh tế vườn cho khu vực miền núi, trong đó có Nông Sơn.

“Hiện, tỉnh chủ trương cho Công ty CP Ô tô Trường Hải, xây dựng nhà máy, vùng sản xuất nông sản với 3 loại cây chính, trong đó có cây xoài keo dễ trồng, cho thu nhập cao, đầu ra rộng rãi. Nông Sơn nên nghiên cứu, hợp tác phát triển vùng trồng” - ông Bửu nói.

Đặc biệt, Nông Sơn giàu tiềm năng du lịch, với nhiều di tích, thắng cảnh đẹp như khu suối nước nóng Tây Viên, làng cây ăn quả Đại Bình, di tích Dinh Bà Thu Bồn, thủy điện Khe Diên, làng trầm mỹ nghệ, có thắng cảnh Hòn Kẽm Đá Dừng...

Dự án suối nước nóng Tây Viên đang được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - phát triển quỹ đất huyện Nông Sơn quản lý, xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Huyện Nông Sơn cũng chủ động xây dựng đề án phát triển du lịch Đại Bình, đề án xây dựng khu vực Dinh Bà Thu Bồn thành điểm di tích. Cùng với đó, chú trọng nâng cấp hạ tầng giao thông, cảnh quan môi trường, đa dạng dịch vụ và sản phẩm du lịch...

Cũng theo ông Bửu, Nông Sơn cần làm tốt khâu quy hoạch khu du lịch suối nước nóng Tây Viên, tỷ lệ 1/2000, để thu hút doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư theo hướng khu nghỉ dưỡng sinh thái, có sân gofl, gắn kết với làng du lịch Đại Bình, quần thể khu du lịch Mỹ Sơn ở Duy Xuyên, khu Đèo Le - Suối Mát, tạo tính lan tỏa...

“Vấn đề là phải tìm ra hướng khai thác du lịch với các di tích, danh thắng. Phải bảo vệ các di tích, không “cứng hóa” di tích, phát huy truyền thống lễ hội dân gian, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch.

Đề nghị Sở VH-TT&DL phối hợp với huyện Nông Sơn và Duy Xuyên phục dựng, mở rộng phạm vi lễ hội Bà Thu Bồn, tạo điểm nhấn phát triển du lịch” - ông Bửu nói thêm.

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top