Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 11 năm 2018 | 9:21

Tin NN Tây Nguyên: Trồng chuối mốc thay hồ tiêu chết thu lãi cao

Sau khi chuyển đổi diện tích hồ tiêu chết sang trồng chuối mốc, gia đình anh Nay Kroaih, thôn Bê Tel, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh (Gia Lai), đã có nguồn thu nhập khá.

 

gl-chuoi-moc-9999.jpg

 Trồng chuối mốc cho thu nhập ổn định


Trước đây, cũng như bà con trong làng, gia đình anh chủ yếu trồng lúa nước, cà phê, hồ tiêu. Đây là cây trồng đem lại nguồn thu tương đối khá. Song, đầu năm 2016, hơn 2 ha hồ tiêu chuẩn bị vào thời kỳ kinh doanh thì nhiễm bệnh, chết hàng loạt.

Vì vậy, anh Kroaih tìm cây trồng thay thế, nhận thấy cây chuối mốc dễ trồng, phù hợp thổ nhưỡng địa phương, người dân lại ưa chuộng để chưng thờ, anh đã cải tạo đất trồng thử nghiệm 500 cây. Chuối phát triển tốt, buồng to. Anh thu hoạch đợt đầu tiên đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, thương lái đến tận nhà thu mua. Thấy trồng chuối cho nguồn thu ổn định, đầu năm 2017, anh trồng thêm 1.500 cây

Theo anh Kroaih, trồng chuối mốc không khó, nhưng để có số lượng lớn, cho buồng to, quả đồng đều thì phải có kỹ thuật. Trước khi trồng  phải bón lót phân hữu cơ và phân lân. Chuối trồng 7 tháng bắt đầu trổ bông, lúc này cần thêm Kali để có vị ngọt đậm.

Từ khi chuối bắt đầu ra buồng đến lúc thu hoạch khoảng 2 tháng. Để có quả to, phải thường xuyên tỉa chồi, chỉ giữ  2 chồi/cây và tuổi chồi cách nhau 3 tháng.

Thu hoạch xong, đốn bỏ cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt lá, bẹ khô  chuyển ra khỏi vườn. “Trồng chuối mốc đầu tư ít, vừa đỡ công chăm sóc, thu hoạch quanh năm. Bình quân mỗi tháng, tôi thu 2 đợt: giữa và cuối tháng, mỗi đợt trên 1,5 tạ, giá bán 3.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, thu nhập ổn định 6 triệu đồng/tháng. Riêng đợt Tết Nguyên đán năm 2018, tôi bán cho thương lái đem đi Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Huế thu 50 triệu đồng”-anh Kroaih cho biết.

Đà Lạt: Liên kết trồng hồng sấy khô, sấy gió

Trái hồng, với những sản phẩm đã chế biến như sấy khô, sấy gió là đặc sản ghi dấu ấn của Ðà Lạt. Song, làm sao để liên kết sản xuất - tiêu thụ, thu được hiệu quả lớn đang là mong mỏi của người trồng hồng.

 

l-hog-11119999.jpg

  Hồng treo gió Đà Lạt

 

Nhiều năm trước, trái hồng đã đem lại thu nhập, danh tiếng cho người dân Đà Lạt, nhưng từ năm 2005 trở lại đây, giá cả bấp bênh, diện tích dần bị thu hẹp. Chỉ còn 324 ha,  sản lượng 4.050 tấn tươi, tập trung ở xã Xuân Trường, Trạm Hành, Xuân Thọ và Phường 10, chủ yếu trồng xen trong cà phê.

 Năm 2010, nhờ sự hỗ trợ của Nhật Bản (JICA), cây hồng được phục hồi với kỹ thuật sấy khô truyền thống và sấy gió.  Giá cả ổn định 120.000 đồng/kg sấy khô; 250.000 đồng/kg sấy gió, hồng Đà Lạt đã tìm lại được chỗ đứng. Tuy nhiên, còn nhiều việc cần làm khi người dân quay lại với cây hồng.

 Ông Nguyễn Văn Cứ, Phó trưởng Phòng Kinh tế T.p Đà Lạt chia sẻ, nhu cầu tiêu thụ hồng sấy trên thị trường hiện rất cao, nhưng diện tích hồng ngày càng giảm, năng suất, chất lượng thấp, do người dân chưa chú trọng bón phân, tỉa cành, tạo tán, ghép cải tạo cây. Tỷ lệ sấy khô còn thấp, khoảng 10%, chỉ bán quả tươi theo mùa nên thường “được mùa, mất giá”. Vì vậy,  Thành phố quyết gầy dựng lại bằng việc xây dựng Dự án hỗ trợ liên kết  chuỗi tại xã  Xuân Trường và Trạm Hành, hai địa phương có diện tích lớn nhất Đà Lạt. Dự án triển khai từ năm 2018 - 2020.

 Dự kiến, quy mô đến năm 2020 khoảng 125 hộ liên kết, sản lượng khoảng 81 tấn hồng sấy/năm, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 15-20%. 

 Hồng sấy Đà Lạt sẽ được xây dựng thương hiệu với quy chuẩn an toàn, có truy xuất nguồn gốc.

 Lâm Đông: Triển vọng từ mô hình Atisô trên đất Phú Hội

 Nông dân xã Phú Hội, huyện Ðức Trọng (Lâm Đồng) đã và đang trồng thử nghiệm cây Atisô, bước đầu đã có  triển vọng về cây trồng mới, hiệu quả cao. 

 

lđ-ati-so-9991888.jpg

 Ông Tân phấn khởi thu hoạch lứa Atiso đầu tiên

 

Được sự hỗ trợ của Sở Khoa học & Công nghệ, Hội Nông dân về cây giống, kỹ thuật, cộng với nỗ lực học hỏi, ông Nguyễn Đức Tân đã chuyển đổi hơn 1 sào vườn, sang trồng thử nghiệm cây Atisô, đến nay, ông đã có vườn Atisô tươi tốt. 

Hiện, giá thu mua là 2.500 đồng/kg, lứa đầu đạt khoảng 4 tạ lá. Thu hoạch cũng khá đơn giản, nên dự tính ông sẽ gắn bó với cây trồng này. Atisô có thời gian sinh trưởng dài nên cần bón nhiều phân, và thường xuyên thu dọn lá già, bị bệnh đem tiêu hủy để cây phát triển tốt. Đồng thời, chọn vùng đất cao, tọa độ thông thoáng, thoát nước tốt, có như vậy năng suất mới cao. Đặc biệt, sau khi thu hoạch, Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar đã thu mua hoàn toàn sản phẩm nên đầu ra khá ổn định. 

Theo Hội Nông dân xã Phú Hội, nếu người dân thử nghiệm thành công mô hình này, địa phương sẽ khuyến khích nhân rộng trên địa bàn xã. cây Atisô phát triển, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con vùng đất Đức Trọng.

Đắk Nông: Chuyển đổi cây ăn trái đảm bảo quy hoạch, bền vững

Krông Nô (Đắk Nông), là huyện có thế mạnh sản xuất nông nghiệp với diện tich 52.612 ha, trong đó có nhiều nhóm đất chính để phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái có giá trị kinh tế cao

 

n-vai-thieu-9999111.jpg

 Trồng vải thiều trên đất Krông no, gấp 3 lần ngô

Vì vậy, bà con đã mở rộng diện tích cây ăn trái phù hợp điều kiện tự nhiên như: Sầu riêng, bơ, quýt, xoài, vải thiều, mít, ổi…  gần 1.000 ha, trong đó, diện tích chăm sóc 324 ha, diện tích kinh doanh 579 ha.

Theo bà Mai Thị Liên, Phó Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện thì cây bơ bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân  trồng với diện tích tập trung tại một số xã như: Quảng Phú 74 ha, Buôn Choáh 145 ha… Đặc biệt, bà con đã chú trọng theo tiêu chuẩn VietGAP, hiện đã đạt: 15,5 ha tại các xã Quảng Phú, Nam Đà, Tân Thành.

Ngoài giống bơ sáp, người dân đã sử dụng nhiều giống bơ mới như Booth 7, Hass, 034…đem lại chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Còn cây sầu riêng, phần lớn người dân trồng xen trong cà phê, diện tích trồng thuần ít, nên sản lượng chưa cao. Các loại cam, quýt, chủ yếu được trồng tại xã Đức Xuyên, trên 45 ha, năng suất ban đầu đạt 10 tấn/ha, tất cả đang tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ. Ngoài ra, còn có vải thiều, mít, ổi, mãng cầu… cũng được người dân trồng rải rác ở các xã và được người tiêu dùng đánh giá cao

Theo ông Trần Đăng Ánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô, để nâng cao giá trị sản phẩm, huyện đã xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp trong vùng đồng bào dân tộc tại chỗ như: trồng bơ Booth (xã Nam Đà), ngoài ra, còn có Dự án Flitch; Dự án 3EM. Việc đầu tư cây ăn trái đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, nên người dân gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, chưa có cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến, nên trái cây chủ yếu bán lẻ tại chợ. Đây là vấn đề cần giải quyết song song với việc phát triển cây ăn trái mà địa phương đang hướng tới.

 

 

 

 

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top