Sâm Ngọc Linh đã có thương hiệu, nên giá sâm củ khá đắt, đến vài chục triệu đồng/1kg sâm củ tươi.
Vì vậy, sâm Ngọc Linh giả đang bị trộn lẫn với sâm Ngọc Linh thật, rao bán trên mạng, khiến người dân không biết đâu là thật, giả. Cần có sự kiểm soát, xử lý nghiêm để bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Bạt ngàn sâm Ngọc Linh dưới tán rừng ở Tu Mơ Rông. Ảnh: P.N
Sâm Ngọc Linh chỉ có ở vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận là “Quốc bảo”.
Nhận thấy tiềm năng, lợi thế của việc phát triển dược liệu trên địa bàn, ngày 2/3/2018, Tỉnh Kon Tum phê duyệt Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định sâm Ngọc Linh là loại dược liệu đặc biệt quan tâm phát triển.
Hiện, toàn tỉnh có khoảng 600 ha sâm Ngọc Linh, tập trung chủ yếu ở Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum (gần 600 ha) và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô, hơn 13ha.
Diện tích còn lại chủ yếu của 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei tự trồng dưới tán rừng.
Đến nay, gần như sâm Ngọc Linh vẫn chưa bán ra thị trường (kể cả doanh nghiệp và người dân). Chỉ có Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum có cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.
Còn sâm củ thì công ty này cũng chỉ bán khi có khách hàng đặt nhưng số lượng cũng hạn chế.
Sâm Ngọc Linh là một trong những sản phẩm chủ lực, đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và đã được cấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm củ.
Tuy nhiên, việc buôn bán sâm và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc, sâm giả đang diễn ra phức tạp. Nhiều người rao bán trên mạng…và luôn khẳng định là sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên, trong khi đó, sâm Ngọc Linh tự nhiên rất hiếm.
Hiện, những cây giống, sản phẩm gọi là sâm Ngọc Linh bán trôi nổi ngoài thị trường, có đến 70-80% là hàng giả. Hiện, cây tam thất có hình dạng bên ngoài rất giống, nên hay được lấy để giả là sâm Ngọc Linh.
Giữa củ, hạt, cây sâm giả với củ, hạt, cây sâm Ngọc Linh thật thì phải là người trồng có kinh nghiệm mới phân biệt được, người bình thường nhìn qua khó mà biết.
Thứ duy nhất khác biệt là hàm lượng chất dinh dưỡng trong củ, mà muốn biết được hàm lượng saponin thì phải đi kiểm nghiệm.
“Vinh dự được sống ở Kon Tum - nơi có “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh, thế nhưng cho đến nay, chúng tôi cũng không dám bỏ tiền mua 1 lạng sâm tươi, bởi chẳng biết đâu là thật/ giả. Không khéo lại “tiền thật mua hàng giả”- một người khách cho biết
Ông Nguyễn Văn Hoàng, T.p Kon Tum, cho hay: Sâm Ngọc Linh phải trồng 6-7 năm trở lên mới có bán, song hiện nay, trên các trang mạng nhiều người rao bán tràn lan thế?. Lướt trên các trang mạng thấy hình ảnh quảng cáo sâm Ngọc Linh đủ các loại, to có, nhỏ có và đều khẳng định là hàng thật, hàng rừng mới về…
Tôi không có kinh nghiệm nên không biết được củ nào là giả, củ nào là thật. Nhiều khi muốn mua một hai củ về dùng nhưng thấy hoang mang, sợ mua phải hàng giả.
“Nếu cứ để giả sâm Ngọc Linh trên thị trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu, giá trị của Sâm Ngọc Linh. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng lớn đến xây dựng thương hiệu và sản phẩm quốc gia sâm Ngọc Linh. Vì vậy, đề nghị ngành chức năng có giải pháp bảo vệ”- ông Hoàng cho biết.
Thực tế tại huyện Tu Mơ Rông - thủ phủ sâm Ngọc Linh, chúng tôi thấy chính quyền đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân ngoài việc phát triển sâm Ngọc Linh, cần tích cực bảo vệ thương hiệu.
Theo ông Vương Văn Mười - Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, việc sâm Ngọc Linh giả, trà trộn vào địa bàn, chỉ nghe “bàn tán”, chưa phát hiện được vụ sâm giả nào. Song, việc phát hiện cũng không hề đơn giản, bởi thiếu chế tài, quy định cụ thể.
Ông Nguyễn Hải Nam - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông cho hay, năm 2017, khi rộ thông tin có sâm củ Ngọc Linh giả, Sở Nông nghiệp đã phối hợp với huyện kiểm tra đột xuất 2 đơn vị trồng sâm, và một số hộ trồng sâm trên địa bàn, và đã lấy mẫu đi kiểm nghiệm nhưng đều là sâm Ngọc Linh.
Cũng theo ông Nam, do chưa có chế tài, quy định cụ thể nên việc kiểm tra, quản lý, giám sát gặp không ít khó khăn. Hiện, huyện Tu Mơ Rông chủ yếu đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân phát triển sâm Ngọc Linh cần lấy giống ở đơn vị đã được tỉnh công nhận.
Đồng thời, phát hiện, ngăn chặn, báo tin người có hành vi mua bán sâm Ngọc Linh giả, cho cơ quan chức năng để xử lý.
Theo ông Lê Tuấn - Cục trưởng Cục quản lý thị trường, cơ sở pháp lý phục vụ công tác quản lý, xử lý sâm Ngọc Linh chưa có, nên rất khó trong công tác kiểm tra, kiểm soát, đồng thời, chưa có đơn vị bán sâm Ngọc Linh củ trên thị trường.
Để bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh, ngoài biện pháp ngăn chặn tình trạng buôn bán sâm Ngọc Linh giả, cần có biện pháp xử phạt nghiêm đối với trường hợp cố tình lợi dụng thương hiệu sâm Ngọc Linh, để buôn bán, kiếm lời.
Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu và phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc buôn bán sâm giả.
Đắk Nông: Liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp vẫn yếu
Liên kết chuỗi gắn tiêu thụ nông sản, là giải pháp quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Qua việc liên kết chuỗi, các bên tham gia có thể nâng cao năng lực, lợi ích trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Anh Minh Đắk R’lấp tham gia câu lạc bộ sầu riêng Đắk Nông, để nâng cao uy tín sầu riêng
Song, hiện nay việc liên kết chuỗi sản xuất vẫn ở mức khiêm tốn, chưa đạt được các mục tiêu, kế hoạch tỉnh đề ra...
Mặc dù chính quyền đã có nhiều quyết tâm, nhưng việc liên kết chuỗi sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, việc liên kết “5 nhà” (gồm “nhà nông”, “nhà nước”, “nhà khoa học”, “doanh nghiệp” và “ngân hàng”) vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục.
Theo đó, năm 2019, Đắk Nông có 35 công ty, HTX, nhóm hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Trong đó, có 34 doanh nghiệp, HTX và 7.150 hộ dân hoạt động trong ngành hàng cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái, rau quả (với diện tích 11.302 ha) liên kết với nhau.
Các đơn vị đi đầu như Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Tất Thắng, liên kết với nông dân để sản xuất đậu nành, đậu phộng tại huyện Chư Jút; Công ty Cổ phần Đầu tư và xuất nhập khẩu An Phong liên kết tiêu thụ cà phê, hồ tiêu tại Đắk Song, Đắk R’lấp
Tổ hợp tác Sản xuất lúa gạo Buôn Choáh (Krông Nô) liên kết với nông dân từ làm đất đến thu hoạch, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm...
Thực tế cho thấy, việc liên kết đã thúc đẩy chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tận dụng được tiềm năng, thế mạnh địa phương để tạo ra sản phẩm có giá trị cao, đủ sức cạnh tranh.
Để tạo "môi trường liên kết", chính quyền cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà khoa học gặp gỡ, đối thoại với nông dân, tìm giải pháp liên kết sản xuất.
Song, việc liên kết sản xuất trên chỉ mới diễn ra ở một số nhóm hộ, HTX, tổ hợp tác.
Song, liên kết sản xuất cà phê chỉ 10.755 ha, chiếm 8,4% tổng diện tích cà phê toàn tỉnh. Còn hồ tiêu, chỉ liên kết được 515 ha, chiếm 1,6% diện tích toàn tỉnh.
Ngoài ra, hiện toàn tỉnh có 6.617 ha cây ăn quả, sản lượng 77.000 tấn và chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ. Do ít liên kết, nên phần lớn nông dân còn sản xuất tự do, manh mún, đầu ra không ổn định.
Theo Sở Nông nghiệp – PTNT, việc liên kết tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp, nông dân hiện không nhiều. Có tới 95% sản lượng nông sản bán cho tư thương, giá phụ thuộc thị trường tự do.
Để hỗ trợ các nhà gắn kết chặt chẽ, Tỉnh đã có Quyết định về việc hỗ trợ liên kết/tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Đắk Nông.
Theo bà Nguyễn Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT, thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết, các đơn vị chức năng và địa phương đang rà soát, chọn cây trồng chủ lực, giá trị cao như: cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, xoài, rau xanh… để xây dựng đề án.
Theo đó, tỉnh hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án; hỗ trợ hạ tầng với mức 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị.
Xây dựng công trình hạ tầng như: Nhà xưởng, bến bãi phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/dự án.
Ngoài ra, các hoạt động khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác cũng được hỗ trợ không quá 3 vụ, hoặc 3 chu kỳ sản xuất…
Lâm Đồng: Xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương
Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định đầu ra cho người dân, xã Tà Nung (TP Đà Lạt) đã phát triển một số nông sản, từng bước xây dựng thương hiệu riêng cho địa phương.
Xã Tà Nung cà phê, bơ, koai lang, từng bước xây dựng thương hiệu nông sản
Ông Kră Jăn Ha DJiệp - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, xã cố gắng hoàn thành trong năm về xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương. Hiện, có 3 sản phẩm được chú trọng xây dựng thương hiệu là: cà phê, bơ và khoai lang mật, đang được người dân trồng xen để tăng nguồn thu.
Đây cũng là chương trình “mỗi xã một sản phẩm”, cây bơ, cà phê, khoai lang là các sản phẩm đặc trưng đã và đang làm nên thương hiệu của Tà Nung. Tổng diện tích cây hằng năm các loại là 171,5 ha, trong đó 65 ha khoai lang, bơ: 38,5 ha, và 44 ha hoa… Ngoài ra, xã còn có 1.105 ha cà phê, đã vào thời kỳ kinh doanh. Song, mới có 3 hộ được cấp giấy chứng nhận sản xuất cà phê, 3 hộ sản xuất khoai lang mật.
Thăm vườn trồng xen 2,7ha của ông Phạm Văn Kim (59 tuổi, Thôn 4),trong đó có 1 ha trồng xen bơ, cà phê. “Để tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí, gần 1 năm nay, tôi chuyển sang trồng xen để tăng nguồn thu. Điều này đã mang lại hiệu quả, năng suất cao hơn so trước kia” - ông Kim nói.
Cũng như ông Kim, bà Nguyễn Thị Hồng Tươi (50 tuổi, Tổ 20, xã Tà Nung), bên cạnh cây cà phê chủ lực 2 ha, bà sản xuất khoai lang mật gần 5 năm nay. Trong thôn, hộ nào cũng có vài ba sào trồng khoai lang.
“Tuy giá không cao, nhưng so với cà phê thì hiệu quả hơn, bởi với 2 ha khoai mật, thu nhập gần 300 triệu đồng/năm” - bà Tươi nói.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.