Hiện, UBND huyện Cư M’gar đã ban hành quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện.
Theo đó, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại địa phương từ ngày 17-8. Vùng có dịch là các xã Ea Tar, Quảng Tiến, Ea M’nang và thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’ gar (Đắk Lắk).
Để ngăn chặn, khống chế dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, UBND huyện yêu cầu trong thời gian có dịch, thực hiện việc vận chuyển, giết mổ lợn trong vùng dịch theo quy định tại Quyết định số 792/QĐ-TTg, ngày 7-7-2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, tiến hành tiêu huỷ lợn mắc bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn xã Ea M’nang
Ngay sau đó, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan liên quan và các xã, thị trấn khẩn trương triển khai đồng bộ những giải pháp phòng, chống và khống chế dịch bệnh, bảo đảm môi trường chăn nuôi.
Cụ thể, Phòng NN-PTNT, Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn nơi có ổ dịch, các địa bàn thuộc vùng bị dịch uy hiếp, thực hiện quyết liệt những biện pháp phòng, chống dịch, nhanh chóng dập dịch, không để lây lan ra diện rộng.
Riêng các địa phương chưa có dịch, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch; tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch, sớm phát hiện ổ dịch khi mới phát sinh, kịp thời khoanh vùng, cách ly, khống chế.
Theo thống kê, tính đến hiện tại, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại huyện Cư M’gar với 71 con đã mắc bệnh, trọng lượng phải tiêu hủy hơn 2.700kg.
Đắk Nông: Nuôi chim trĩ đuôi đỏ, mở hướng làm giàu cho người dân
Lựa chọn nuôi chim trĩ để khởi nghiệp, anh Nguyễn Đình Văn (SN 1990), ở thôn 1, xã Trúc Sơn (Cư Jút) đã bước đầu có nguồn thu nhập ổn định.
Mô hình kinh tế của anh Văn đã mở ra một hướng làm giàu cho thanh niên địa phương.
Đầu năm 2018, anh Văn đến nhà một người quen trong thôn và thấy một cặp chim rất đẹp. Anh hỏi dò thì được biết, đây là giống chim trĩ đuôi đỏ.
Loài chim này được nuôi để làm cảnh, lâu lâu vẫn đẻ trứng. Từ đó, anh Văn bắt đầu lên mạng Internet để tìm hiểu về loài chim trĩ.
Qua tìm hiểu một thời gian, anh Văn nhận thấy, giống chim này không chỉ nuôi làm cảnh, lấy trứng mà còn có thể nuôi lấy thịt. Trứng và thịt của chim trĩ có chất lượng và giá thành khá cao trên thị trường.
Thu xếp công việc gia đình và chuẩn bị được chút vốn, anh Văn lên đường xuống miền Tây, tìm mua giống chim trĩ về nuôi. Trong chuyến đi này, anh mang về 5 cặp chim trĩ đuôi đỏ (giá 350.000 đồng/con) và 20 con chim nhỏ (giá 100.000 đồng/con).
Sau đó, anh Văn đến Hạt Kiểm lâm huyện Cư Jút làm thủ tục đăng ký nuôi chim trĩ theo quy định.
Theo anh Văn, chim trĩ là loại vật nuôi mới, chưa nhiều người nuôi ở địa phương. Bản thân anh gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc chim trĩ vì thiếu kinh nghiệm.
Do đó, anh tham gia các nhóm, hội nuôi chim trên Internet để tìm hiểu phương pháp làm chuồng trại đạt chuẩn, và quy trình chăm sóc chim trĩ.
Sau một thời gian, anh nhận thấy, loài chim này có khả năng thích ứng khá tốt với điều kiện khí hậu tại địa phương.
Chim trĩ đuôi đỏ là loài vật dễ nuôi, có thể làm cảnh, nuôi lấy thịt hoặc lấy trứng.
Theo đó, chim trĩ có thể ăn cám, gạo, bắp, rau, củ và rất thích các loại trái cây. Chim trĩ cũng có khả năng thích nghi tốt, ít nhiễm bệnh dịch. Chỉ cần xây dựng chuồng trại kín gió là chim sinh sống và phát triển tốt.
Trước những tín hiệu tích cực, anh Văn quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi chim trĩ. Sau khi được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn Thanh niên, anh đã nâng cấp, mở rộng chuồng trại lên 14 chuồng, diện tích trên 70m2 để nuôi chim trĩ.
Hiện, đàn chim trĩ của gia đình anh khoảng 200 con, trong đó có 40 con đang sinh sản.
Thấy mô hình nuôi chim trĩ của gia đình anh Văn hiệu quả, một số người dân, trong đó có các thanh niên địa phương, đã đến tìm hiểu và mua con giống về nuôi. Những người mua giống được anh tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.
“Trước mình tự tìm hiểu nên chăm sóc vất vả. Giờ có kinh nghiệm rồi thì giúp cho những người xung quanh”, anh Văn chia sẻ.
Từ khi bắt đầu nuôi tới nay, anh Văn đã cung cấp khoảng 500 con giống và chim thịt ra thị trường. Theo anh Văn, chim giống được gia đình anh bán với giá 30.000 - 40.000 đồng/con. Chim trĩ trống đẹp làm cảnh có thể bán với giá 500.000 đồng/con. Chim xấu và chim mái anh bán để giết thịt có giá khoảng trên 200.000 đồng/kg.
Trứng chim trĩ anh bán với giá khoảng 10.000 đồng/quả. Tổng thu nhập bình quân từ nuôi chim trĩ của gia đình anh Văn hiện đạt khoảng 150 triệu đồng/năm.
Theo các chuyên gia, trứng chim trĩ đỏ được đánh giá là thực phẩm thơm ngon và cho nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so với các loại trứng gia cầm khác.
Trong trứng chim trĩ đỏ chứa rất nhiều chất như coban, niacin, các a xít amin tốt, và cần thiết chơ cư thể con người. Trứng chim trĩ đỏ tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là bổ âm, tráng dương và phục hồi sức khoẻ.
Từ kết quả tích cực bước đầu, anh Văn dự tính sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại để tăng số lượng chim, đồng thời tìm hiểu và thử nghiệm them một số giống mới.
“Cái tôi mong muốn là sẽ có nhiều hơn các thanh niên, hộ gia đình ở địa phương cùng nuôi chim trĩ. Đây là loài vật dễ nuôi và mang lại thu nhập tương đối ổn định. Khi tạo được vùng nguyên liệu chim cảnh, chim thịt và trứng, những người nuôi chim trĩ sẽ dễ kiếm được thị trường và giá bán cao hơn so với hiện tại”, anh Văn cho hay.
Gia Lai: Thả gần 85 ngàn con cá giống xuống lòng hồ thủy điện Ka Nak
Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Giáo hội Phật giáo tỉnh Gia Lai, UBND huyện Kbang, tổ chức lễ thả cá giống phóng sinh, để tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ thủy điện Ka Nak.
Tại đây, các đại biểu đã tiến hành phóng sinh 84.800 con cá các loại: trắm cỏ, chép, mè trắng, rô phi, mè hoa, mè vinh, trôi, lăng nha, thát lát cườm.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Vũ Ngọc An, cho biết: Từ năm 2013 - 2019, tại hồ Ka Nak đã được thả hơn 180.000 con cá giống.
“Thả cá giống xuống hồ là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, không chỉ tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt mà còn làm sạch nguồn nước, môi trường, an toàn cho cộng đồng.
Qua đó, tuyên truyền ý thức cho mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời tạo sinh kế cho một bộ phận người dân trên địa bàn”, ông An nhấn mạnh .
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Bình-Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), đề nghị chính quyền địa phương, các ngành, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật tới các tầng lớp nhân dân.
Có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thủy sản và không khai thác các loại thủy sản thuộc danh mục cấm.
Được biết, hồ thủy điện An Khê-Ka Nak là một trong 6 thủy vực được Tổng cục Thủy sản lựa chọn đầu tư kinh phí, tổ chức tái tạo nguồn lợi thủy sản, thuộc dự án tái tạo thả bổ sung nguồn lợi thủy sản từ năm 2017 đến 2020. Đây là đợt thả cá giống cuối cùng của dự án.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.