Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 8 năm 2020 | 19:45

Tin Tây Nguyên: Simexco Đắk Lắk liên kết chuỗi sản xuất cà phê đặc sản

Công ty TNHH Một thành viên (Simexco Đắk Lắk) liên kết sản xuất cà phê bền vững với 8.500 nông hộ trong toàn tỉnh.

Liên kết phát triển cà phê bền vững, mở rộng sản xuất cà phê đặc sản, kết hợp bảo tồn nguồn tài nguyên và an sinh xã hội, là hướng đi đã và đang được Simexco Đắk Lắk tích cực triển khai, để nâng tầm  cà phê chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột.

 

c-fe-19.jpg

Cán bộ Công ty trao đổi về mô hình cà phê hữu cơ bền vững tại Krông Năng.

 

Để tạo vùng nguyên liệu cà phê bền vững, từ năm 2009 đến nay, Công ty Simexco Đắk Lắk đã liên kết trên 8.500 nông hộ, với tổng diện tích trên 12.000 ha.

Để kết nối bền vững, Công ty đã huy động nguồn lực của Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan IDH, Tập đoàn JDE, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi), Dự án VnSAT, và chính quyền địa phương cùng đồng hành với nông dân.

Đồng thời, cam kết bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ nông dân về cây giống, phân bón hữu cơ, xây dựng hồ chứa nước tiến tới xây dựng vùng cảnh quan bền vững. 

Anh Tạ Duy Thanh, xã Ea Tân (huyện Krông Năng) có 3 ha cà phê, chủ yếu canh tác theo phương pháp truyền thống, sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc BVTV nên năng suất không ổn định, lợi nhuận thấp.

Năm 2010, anh Thanh quyết định tham gia chuỗi liên kết sản xuất cà phê bền vững với Công ty Simexco Đắk Lắk, được tham dự các lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn quy trình bón phân, tưới nước, bảo hộ lao động, sơ chế, bảo quản sản phẩm, phát triển cây trồng xen hợp lý, nên vườn cà phê cho năng suất cao hơn từ 0,5 - 0,7 tấn/ha và giảm được chi phí đầu tư.

Nhờ tuân thủ quy trình sản xuất  bền vững, năm 2016, anh Thanh tiếp tục liên kết với Công ty Simexco Đắk Lắk, sản xuất cà phê đặc sản, được hỗ trợ 50% chi phí xây dựng nhà kính để phơi cà phê.

Anh Thanh cho biết, cà phê sản xuất theo quy trình bền vững, thu hái bảo đảm, tỷ lệ quả chín trên 90%, sơ chế đúng quy trình, đáp ứng nhu cầu chế biến cà phê đặc sản, nên được Công ty cộng thêm 10.000 đồng/kg so giá thị trường.

Điều đáng nói, thay vì liên kết với từng nông hộ nhỏ lẻ, Simexco Đắk Lắk đã chú trọng phát triển theo từng vùng nguyên liệu rộng lớn, thông qua kết nối với hội nông dân địa phương và HTX.

Ông Nguyễn Trí Thắng, Giám đốc HTX Ea Tân (huyện Krông Năng) cho biết: HTX đã đứng ra liên kết với Công ty Simexco Đắk Lắk, để kết nối vùng nguyên liệu đầu vào.

Phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nông dân phát triển cây trồng xen, mua phân bón, chế phẩm sinh học trả chậm; xây dựng một số mô hình mẫu cho nông dân tham quan, học tập nhân rộng.

Nhờ vậy, nông dân thay đổi tư duy, cách thức canh tác cà phê. Thay vì làm theo kinh nghiệm, mỗi hộ đều tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, bền vững, thân thiện môi trường.

Ghi chép đầy đủ nhật ký nông hộ, giúp  việc truy nguyên nguồn gốc dễ dàng. Cách làm này đã giúp nông dân tăng giá trị vườn cây cao hơn gấp 2 lần so với trước.

Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, Công ty đã can thiệp sâu hơn vào vùng cà phê trọng điểm của thôn Thanh Cao, Ea Tưn (xã Ea Tân) và thôn Đồng Tâm (xã Dliê Ya) huyện Krông Năng với 226 hộ, tổng diện tích 300 ha nhằm phát triển cà phê đặc sản.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Dự án cà phê bền vững, Công ty Simexco Đắk Lắk, cho biết: Từ năm 2021 - 2025, Công ty tập trung xây dựng vùng cảnh quan rộng lớn tại huyện Krông Năng, để nhân rộng ra các huyện Krông Ana, Buôn Đôn, Ea H’leo, Cư M’gar, thị xã Buôn Hồ và xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) với tổng diện tích 12.000 ha.

Mục tiêu của dự án không chỉ hướng đến canh tác bền vững cây cà phê mà cả hồ tiêu, và các cây trồng xen, để tạo sinh kế bền vững, ổn định cho nông dân.

Quảng Nam: Trồng ớt A Riêu giá 300 ngàn đồng/kg    

Sản xuất ớt A Riêu theo hướng hàng hoá, nâng cao sinh kế và phát triển bền vững cho đồng bào Cơ Tu huyện Đông Giang

Tiểu dự án “Nâng cao sinh kế và phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu, thông qua việc bảo tồn và sản xuất ớt A Riêu theo hướng hàng hóa ở huyện Đông Giang”, tỉnh Quảng Nam đã đưa ớt A riêu - một loại nông sản vùng cao từ chỗ thu hái tự nhiên đến  với thị trường.

 

ot-33.jpg
 Người dân huyện Đông Giang  trồng ớt A Riêu dưới tán keo. Ảnh: H.L

 

Cơ hội và cánh cửa đang mở ra với ớt A riêu, loại đặc sản được ví như “vàng xanh” của núi rừng Quảng Nam.

Tại xã Mà Cooih (huyện Đông Giang), Hợp tác xã (HTX) Nông lâm nghiệp Mà Cooih và Dự án Trường Sơn Xanh của Hoa Kỳ (USAID) vừa hội thảo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện tiểu dự án “Nâng cao sinh kế và phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu thông qua việc bảo tồn và sản xuất ớt A Riêu theo hướng hàng hóa ở huyện Đông Giang”.

Triển khai từ tháng 11/2018 - 8/2020, tiểu dự án hướng tới hỗ trợ đồng bào bảo tồn giống ớt A Riêu bản địa, nâng cao năng lực sản xuất và quản lý kinh tế hộ, cải thiện tình trạng bình đẳng giới trong lao động sản xuất ở các cộng đồng dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Cơ Tu.

Qua đó, kiện toàn năng lực sản xuất và quản lý của HTX Nông nghiệp Mà Cooih, thu hút nông dân tham gia trồng ớt để nâng cao sản lượng. Từ đó, tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt là những người đang sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

Ông Lê Viết Nhân-Điều phối viên Dự án Trường Sơn Xanh tại Quảng Nam cho biết, dự án phối hợp HTX Nông lâm nghiệp Mà Cooih và Trường Đại học Nông lâm Huế, xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật canh tác ớt A Riêu dưới tán rừng keo và trên đất nương rẫy.

Đến nay, đã tổ chức được 7 khóa tập huấn, trong đó có 4 lớp nâng cao năng lực canh tác ớt trên nương rẫy và dưới tán keo 1 - 2 tuổi với 121 người tham gia (hơn 77% là nữ); 2 lớp tập huấn quy trình thu hoạch, chế biến và bảo quản ớt A Riêu cho 40 người (87,5% là nữ) và 1 lớp truyền thông marketing với 10 người tham gia (80% là nữ).

Dự án hỗ trợ HTX thực hiện điều tra và đã quy hoạch được 317,58ha ớt A Riêu, với bản đồ phân bố các khu vực trồng ớt.

Hỗ trợ mở rộng và nâng cấp vườn ươm cây giống ớt A Riêu của HTX lên 500m2 với đầy đủ trang thiết bị, công suất 200 nghìn cây/năm.

Trong đó, phục vụ mục tiêu trước mắt là cấp đủ 180 nghìn cây giống cho 120 hộ gia đình trồng trên diện tích 10ha (bao gồm 5ha xen canh rừng keo và 5ha trên đất nương rẫy).

Trên thực tế, vườn ươm này không những cấp 198 nghìn cây cho người dân theo cam kết, mà còn cung cấp 63 nghìn cây giống tạo thêm một nguồn thu ổn định cho HTX.

Theo ông Lê Viết Nhân, thực tiễn cho thấy cây giống tốt, thời tiết thuận lợi, tỷ lệ sống khá cao, sản lượng ớt dồi dào giúp đồng bào có nguồn thu nhập ổn định.

“Không chỉ dừng lại ở đó, mục tiêu dự án hướng tới hình thành vùng chuyên canh cây ớt A Riêu hàng hóa, đảm bảo đầu ra và thị trường lâu dài cho sản phẩm; hình thành các tổ hợp tác sản xuất ớt hàng hóa, đa dạng các sản phẩm từ ớt A Riêu, thay vì bán tươi chỉ có ớt muối truyền thống” - ông Nhân chia sẻ.

 Cũng theo ông Nhân, dự án còn hỗ trợ nông dân tìm đầu ra ổn định. Cụ thể, hỗ trợ HTX lập các điểm thu mua nguyên liệu tại thôn Cutchơrun và thôn A Sờ vào tháng 7.2019.

Dự án giúp kết nối HTX Nông lâm nghiệp Mà Cooih với các đại lý chuyên về nông sản, đặc sản địa phương để bước đầu xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm ớt A riêu tại Đà Nẵng và Tam Kỳ.

Tiếp đó, phối hợp với Agriterra - đơn vị thực hiện của dự án chuyên về nâng cao nâng lực HTX, tiếp tục mở rộng mạng lưới, giúp HTX Mà Cooih tiếp cận thêm 15 cửa hàng, 3 siêu thị, và 2 hộ kinh doanh ở chợ.

Chị Arất Thị Nhị (xã Mà Cooih, huyện Đông Giang) - một hộ dân từ dự án chia sẻ: “Tôi đã được học cách trồng và chăm sóc cây ớt A riêu, làm phân hữu cơ, rồi được cấp 1.500 cây giống và 10 bao phân vi sinh.

Trước đây, giá bán 270.000 đồng/kg, giờ bán cho HTX thì hơn 300.000 đồng/kg. Vừa rồi tôi thu hoạch tiếp một lứa ớt được 16kg, bán được 5 triệu đồng”.

Lâm Đồng: Xuất khẩu chè giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm

Theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản Lâm Đồng, hiện diện tích chè toàn tỉnh đạt 12.411 ha, với sản lượng 180 ngàn tấn chè búp tươi; trong đó, có 49,2% chè ứng dụng công nghệ cao.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 155 công ty chế biến chè với quy mô 29.871 tấn thành phẩm/năm và 90 cơ sở chế biến chè với quy mô 17.437 tấn thành phẩm/năm.

 

che-66.jpg

Nhiều doanh nghiệp chế biến chè đang tái cơ cấu lại thị trường, hướng đến phân khúc cao cấp trong nước.

 

Các sản phẩm chế biến khá đa dạng, bao gồm: chè ô long, chè xanh viên, chè đen, chè xanh ướp hương và chè xanh sơ chế. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, tình hình xuất khẩu, tiêu thụ chè của các doanh nghiệp giảm mạnh 12,2% về lượng.

Riêng thời điểm đầu dịch COVID-19 giảm mạnh khoảng 50%, do nhu cầu tiêu dùng tại các nước giảm. Thời gian cách ly đa số doanh nghiệp không xuất được hàng, một số doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, số còn lại thì hoạt động cầm chừng.

Hiện, các doanh nghiệp, cơ sở vẫn chưa khôi phục được hoạt động bình thường, do nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa tăng trở lại.

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top