Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 1 tháng 11 năm 2018 | 14:1

Tỏi Lý Sơn rớt giá, tồn dư hàng trăm tấn

Người dân Lý Sơn dự trữ hàng để bán trái vụ nhưng tỏi các nơi được mùa khiến nguồn cung tăng mạnh, giá bằng một phần ba năm ngoái.

Gia đình bà Loan ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) trồng 1,5 sào tỏi. Sau khi thu hoạch 400 kg hồi tháng 3, bà phơi khô để bán dần trong năm. Thời điểm này năm ngoái, khi hàng bắt đầu khan hiếm, giá tỏi lên đến 120.000 - 130.000 đồng/kg.

"Hiện, giá tỏi ngoài thị trường chỉ còn 40.000 - 60.000 đồng/kg, tôi trồng ít nhưng vẫn còn dư 100kg mà bán rất chậm", bà Loan nói.

 

Người dân Lý Sơn phơi tỏi trên nóc nhà. Ảnh: Thạch Thảo.

Người dân Lý Sơn phơi tỏi trên nóc nhà để dự trữ. Ảnh: Thạch Thảo.

 

Tỏi Lý Sơn được mệnh danh là vàng trắng, đặc biệt giá cao lúc trái vụ. Do đó, nhiều hộ trồng tỏi thường trữ để bán trong mùa đông và Tết nguyên đán. Trước tình trạng tỏi rớt giá mạnh, nhiều hộ lao đao vì trữ đến 4 - 5 tấn. Trong khi vụ tỏi mới sắp bắt đầu, lượng tỏi cũ nếu không bán được sẽ lên mầm và hết hạn sử dụng vào đầu năm sau, thiệt hại mỗi hộ hàng chục đến cả trăm triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Định - Phó chủ tịch Hiệp hội Sản xuất & Kinh doanh hành tỏi Lý Sơn cho biết, lượng tỏi tồn dư trong dân còn khoảng 200 tấn. Theo ông Định, nguyên nhân tỏi Lý Sơn mất giá là do tỏi các nơi khác được mùa, đặc biệt là tỏi Ninh Hiển (Khánh Hòa). Thêm nữa, tình trạng giả mạo thương hiệu cũng là một phần nguyên nhân khiến tỏi rớt giá. 

Bà Phạm Thị Hương - Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cũng nhận định dù tỏi Lý Sơn được trồng ở thổ nhưỡng đặc biệt và thơm ngon, chất lượng hơn những nơi khác, nhưng cũng khó lòng cạnh tranh với những loại tỏi trong, ngoài nước tràn ngập thị trường với giá chỉ 15.000 đồng mỗi kg. 

Về trực trạng giả mạo thương hiệu tỏi Lý Sơn, lãnh đạo huyện cho biết đã phối hợp với Ban Quản lý Cảng Sa Kỳ để chặn hàng của các hộ giả mạo thương hiệu tỏi không cho ra đảo Lý Sơn. "Năm qua cơ quan chức năng đã xử lý 8 trường hợp. Song, nhiều hộ kinh doanh lén lút chở các loại khác ra làm giả thương hiệu thì khó xử lý", Phó chủ tịch huyện nói.

 

Tỏi cô đơn Lý Sơn được đóng gói. Ảnh: Thạch Thảo.

Tỏi cô đơn Lý Sơn được đóng gói. Ảnh: Thạch Thảo.

Để bảo vệ thương hiệu, năm ngoái, UBND huyện Lý Sơn đã lên kế hoạch in nhãn mác, logo, tem chống hàng giả. "Nhưng hiện nay chưa hoàn thiện xong phần chỉ dẫn địa lý nên rất khó khăn. Chúng tôi sẽ sớm hoàn thành để triển khai trong thời gian tới", lãnh đạo huyện cho biết.

Huyện Lý Sơn của Quảng Ngãi được mệnh danh là "vương quốc tỏi" với sản lượng khoảng 2.000 tấn mỗi năm. Tỏi Lý Sơn là thương hiệu nông sản nổi bật với vị thơm ngon độc đáo. Trong đó, loại tỏi đắt giá nhất là tỏi cô đơn, tức tỏi một tép, được sinh ra do khuyết tật khi tỏi sinh trưởng, có giá bán khoảng 1 - 1,2 triệu đồng/kg.

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top