Tôm hùm giống về dày, ngư dân kiếm vài triệu đồng/ngày
Những ngày qua, ngư dân vùng biển huyện Phù Cát và TP Quy Nhơn (Bình Định) liên tục trúng đậm tôm hùm giống.
Theo ngư dân, thời điểm này đang là cao điểm kiếm tiền từ việc bắt tôm hùm giống. Đặc tính của tôm hùm sống là sinh sản trong các rạn san hô dưới đáy biển, đến mùa biển động, tôm hùm con sẽ theo sóng biển nổi lên mặt nước rồi theo dòng hải lưu bơi vào vùng biển chỉ cách bờ khoảng 10 hải lý. Vì vậy, chỉ đến mùa biển động, ngư dân mới khai thác được tôm hùm giống.
Thông thường, vào buổi tối hoặc bắt đầu từ 4 giờ sáng, ngư dân cho thuyền hối hả ra biển đánh bắt bằng phương pháp thủ công rất đơn giản. Họ chuẩn bị những phiến đá san hô to cỡ bàn tay được đục nhiều lỗ sâu to bằng ngón tay. Các phiến đá được kết lại với nhau bằng dây nhựa, có dây dài đến vài trăm mét. Khi đến vùng biển thường xuyên có tôm hùm giống sinh sống, ngư dân thả những dây đá này xuống biển. Lúc này, những con tôm hùm con sẽ chui vào trong các lỗ đá được người dân đục sẵn để ẩn nấp.
Chờ đến đầu giờ chiều cùng ngày, ngư dân sẽ kéo các dây đá lên và tìm kiếm những con tôm hùm giống ở trong các phiến đá san hô.
Nếu như năm ngoái, đầu vụ tôm hùm giống xuất hiện ít, sau đó tăng dần, thì năm nay thời tiết lạnh sớm, gió thổi mạnh, biển động nên tôm hùm giống về dày hơn.
Trung bình từ sau 5 đến 7 tiếng đồng hồ thả lưới, mỗi ngư dân có thể bắt được từ 30 - 50 con, có thời điểm trúng đậm bắt được từ vài chục đến vài trăm con tôm hùm sao, tôm hùm xanh giống. Với giá tôm hùm sao giống 110.000 - 130.000 đồng/con, tôm hùm xanh giống 35.000 - 45.000 đồng/con, sau mỗi chuyến đi biển trong vòng vài tiếng, ngư dân có thể kiếm tiền triệu.
Nghề này mang lại thu nhập cao trong ngày nên được ngư dân lựa chọn, ưu tiên đánh bắt. Biển động liên tục là mùa tôm hùm giống sẽ kéo dài, nên bà con rất phấn khởi và những con tôm hùm giống này được như dân bán cho các chủ vựa nuôi tôm hùm ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.