Ngày 23-12, tại Đắk Lắk, Trung tâm Phát triển cộng đồng CDC phối hợp với Cục Trồng trọt và các ban ngành thuộc Bộ Nông nghiệp - PTNT và địa phương tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Nâng cấp cách tiếp nhận thông tin và định hướng thị trường cho nông dân trồng ca cao”.
Đây là dự án do tổ chức OXFAM quốc tế tài trợ. Dự án này được Trung tâm Phát triển công đồng CDC triển khai thực hiện từ 6-2015 đến 12-2015. Đối tượng được dự án này quan tâm và nhắm đến là những nông hộ, nhóm nông hộ, đại lý điểm lên men và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ ca cao. Với mục đích là nâng cao cách tiếp cận thị trường ca cao cũng như hướng dẫn về kỹ thuật giúp người nnông dân nâng cao được hiệu quả từ trồng cây ca cao, cũng như cách thức xử lý các loại sâu bệnh thường gặp. Dự án được triển khai ở địa bàn Tây Nguyên, chủ yếu tập trung vào 3 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Cục phó cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội thảo
Qua 6 tháng thực hiện dự án, Trung tâm phát triển cộng đồng đã thực hiện thành công dự án, với những kết quả tổ chức được 10 “bàn thông tin di động”, 5 lớp đào tạo về kỹ thuật GAP, các tiêu chuẩn bền vững… nhằm hỗ trợ bà con nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thông tin, kiến thức về sản xuất, chế biến ca cao hướng đến phát triển bện vững. Ngoài ra, dự án còn thực hiện báo giá ca cao hàng ngày qua SMS cho hơn 1.000 nông dân và qua loa phóng thanh tại địa phương của 5 xã Ea Huar, huyện buôn Đôn, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, xã Yang Tao, huyện Lăk của tỉnh Đắk Lắk; xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, của tỉnh Đắk Nông và xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Dự án còn dịch 10.000 tờ rơi ra các ngôn ngữ đồng bào M’Nông, Êđê, K’ho; phát tài liệu ca cao cho người nông dân. Thông qua cổng thông tin hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, đã trả lời 500 câu hỏi về kỹ thuật ca cao và giá cả thị trường của bà con nông dân đã được giải đáp. Dự án cũng đã xây dựng10 bản tin ca cao được đặt tại các vùng ca cao trọng điểm.
Quang cảnh Hội thảo
Anh Y Hin H’long, người dân trồng ca cao ở xã Bung Krang, huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ: “Nhà tôi có 5 xào trồng ca cao từ năm 2007 đến nay, qua những buổi tập huấn về cây ca cao này, tôi thấy rất bổ ích, đã giải đáp được những thắc mắc của tôi về cách xử lý sâu bệnh, và chăm sóc cho cây ca cao được tốt hơn, và vườn ca cao nhà tôi năm nay cho trái nhiều hơn mọi năm.”
Qua dự án này, đã phần nào giúp cho người nông dân ở khu vực thực hiện dự án được thêm kinh nghiệm để chăm soc cho vườn ca cao nhà mình và đêm lại hiệu quả kinh tế cao hơn đối với loại cây này.
Anh Thi - Duy Hòa
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.