Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 2 năm 2017 | 2:56

TP. HCM triển khai đề án truy xuất nguồn gốc thịt gà và trứng gia cầm

TP. HCM sẽ tiếp tục triển khai đề án truy xuất nguồn gốc thịt gà và trứng gia cầm sau khi truy xuất thành công nguồn gốc thịt heo và rau củ.

Sau khi triển khai đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo và rau củ, thời gian tới Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai đề án truy xuất nguồn gốc thịt gà và trứng gia cầm.

tp hcm trien khai de an truy xuat nguon goc thit ga va trung gia cam hinh 1
Cần truy xuất nguồn gốc trứng gia cầm để đảm bảo an toàn thực phẩm (Ảnh minh họa: KT)

Điểm khác biệt của đề án này so với đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo là thịt gia cầm sẽ thực hiện truy xuất từ con giống, thức ăn, quy trình chăn nuôi cho đến tay người tiêu dùng. Trứng gia cầm cũng được truy xuất từ khâu chăn nuôi đến người tiêu dùng.

Đề án truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng dựa trên các tiêu chuẩn VietGAP và quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ hỗ trợ người chăn nuôi ứng dụng điện toán hóa chu trình VietGap.

Hiện nay, thực hiện quy trình này người chăn nuôi phải ghi chép tay tới 11 biểu mẫu, chưa đồng bộ khi thực hiện ứng công nghệ thông tin trong quá trình truy xuất nguồn gốc.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương Thành phố Hồ Hồ Chí Minh cho biết: "Để tiện lợi và hỗ trợ người chăn nuôi thuận lợi hơn khi trích xuất dữ liệu sau này trong quá trình truy xuất, chúng tôi đang trao đổi tìm giải pháp để điện toán hóa các công đoạn. Chúng ta ghi chép bằng sổ sách theo các biểu mẫu VietGap bằng các biểu mẫu, tiện lợi nhanh chóng cho truy xuất dữ liệu sau này"./.

Theo Lệ Hằng/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top