Ngày 7-12, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Vụ thị trường trong nước – Bộ Công Thương và các tỉnh, thành Đông - Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị phổ biến mô hình chuỗi cửa hàng bảo đảm an toàn thực phẩm, kết nối sản phẩm an toàn vào hệ thống phân phối.
Nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ được công bố rộng rãi
Bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết, Sở đã đưa ra kế hoạch nhằm ổn định thị trường Tết. Theo đó, giá hàng hóa trong Chương trình bình ổn thị trường sẽ được giữ ổn định, không điều chỉnh giá trong suốt 2 tháng Tết (trước và sau Tết 01 tháng). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá bán trong những ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, rau củ quả…
Bên cạnh đó, trong tháng cận Tết, nhằm kích cầu mua sắm tiêu dùng, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ thực hiện hơn 1.500 lượt khuyến mại, tập trung vào các mặt hàng Tết: nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo… Riêng doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường cùng các hệ thống phân phối đã xây dựng kế hoạch khuyến mại, giảm giá sâu đồng loạt các mặt hàng trong chương trình vào các ngày cận Tết, theo đó, giá thịt gia cầm giảm 10% vào 3 ngày cận Tết; đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến giảm 5 - 7% trong 02 tuần trước Tết; rau củ quả, thủy - hải sản giảm 15 - 20% trong 1 tháng trước Tết.
Tính đến nay, tổng số điểm bán của 04 chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố là 9.205 điểm, tăng 238 điểm so với đầu chương trình (01/4/2015). Riêng chương trình lương thực, thực phẩm có 3.691 điểm bán, tăng 89 điểm bán so với đầu chương trình; được triển khai tại 109 siêu thị, trung tâm thương mại, 448 cửa hàng tiện lợi, 832 điểm bán trong chợ truyền thống, 2.302 điểm bán trong khu dân cư. Trong đó, có 917 điểm bán tại các quận ven, huyện ngoại thành.
Nhiều mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP được giới thiệu tại hội nghị
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, hiện nay, thành phố đang triển khai các chương trình kết nối với các tỉnh, thành Đông – Tây Nam Bộ để xây dựng hệ thống cung cấp các mặt hàng nông sản có chứng nhận VietGAP, ngoài các hệ thống siêu thị, thành phố cũng đang triển khai hai chợ đầu mối và bán lẻ các mặt hàng nông sản VietGAP, đó là chợ đầu mối Hóc Môn và chợ bán lẻ Bến Thành.
Theo ông Hòa, chợ đầu mối Hóc Môn sẽ phân phối về các chợ theo kênh bán hàng truyền thống để tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc thông qua kênh bán hàng truyền thống như các chợ, của hàng…
“Sở Công Thương thành phố công bố 5 đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, đó là: Hệ thống siêu thị Coopmart, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Công ty TNHH Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) và hợp tác xã Hoa Anh Đào. Hàng hóa của các doanh nghiệp này được phân phối tại 246 siêu thị, cửa hàng và điểm bán hàng thực phẩm sạch tại TP HCM và các tỉnh, thành lân cận”, ông Hòa cho biết.
Quang Minh
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.