Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 4 năm 2016 | 10:10

TPP - Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất - nhập khẩu của Việt Nam

Đó là chủ đề buổi hội thảo: “TPP – Cơ hội và thách thức tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam” do Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương phối hợp với Báo Công thương tổ chức vào ngày 15-4, tại TP. Hồ Chí Minh.

Thứ Trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện lãnh sứ quán Mỹ, lãnh sứ quán Canada, lãnh sứ quán Singapore và gần 300 doanh nghiệp tham dự.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tư do thế hệ mới giữa 12 nền kinh tế: Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada, Mexico, Chile, Peru, New Zealand, Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Sau 5 năm đàm phán, hiệp định này đã hoàn tất đàm phán ngày 5-10-2015 và được ký chính thức ngày 4-2-2016, dự kiến có hiệu lực vào năm 2018.

TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu thế kỷ 21, gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng...

TPP sẽ là hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia hiệp định; đồng thời kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tất cả các nước TPP, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân; thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh, thúc đẩy minh bạch hàng hóa, quản trị tốt, đồng thời củng cố các tiêu chuẩn về lao động và môi trường...

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: Tự do hóa thương mại là động lực chính của thương mại quốc tế trong nhiều thập niên qua, đặc biệt là các nước khu vực châu Á. Theo nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước, Việt Nam là quốc gia thành công trong việc tham gia vào quá trình này. Tính từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (2007) đến nay, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam tăng 2,94 lần, từ mức 111,3 tỷ USD năm 2007 lên mức 327,8 tỷ USD năm 2015. Trong đó, nhập khẩu tăng 2,6 lần và xuất khẩu tăng 3,3 lần, tương ứng với kim ngạch 165,7 và 162,4 tỷ USD vào năm 2015. Những kết quả trên chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt các cơ hội từ hội nhập và tự do hóa thương mại để xuất khẩu hàng hóa.

Quang cảnh buổi hội thảo

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị tập trung vào một số nội dung chính như: trao đổi, thảo luận về các biện pháp xúc tiến xuất khẩu, phát triển sản xuất, phát triển thị trường nhằm mục tiêu phát huy năng lực sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam; trao đổi các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tư do thế hệ mới, trong đó có TPP mà Việt Nam đã và đang đàm phán; trao đổi giải pháp nhằm nâng vị thế của Việt Nam thành một trong những quốc gia xuất khẩu uy tín, tin cậy, có năng lực bền vững.

Ông Đỗ Thắng Hải phân tích: Tham gia vào FTA có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, cụ thể: thông qua các lộ trình cắt giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng hơn khi thân nhập vào các thị trường, các quốc gia đối tác trong các FTA, giúp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào thị trường nào đó. Đối với những ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước tham gia các FTA làm nguyên liệu đầu vào thì chi phí sản xuất sẽ giảm, tạo sức cạnh tranh về giá cho hàng hóa Việt Nam; đồng thời các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị… nguyên vật liệu phong phú hơn với giá thấp hơn và áp dụng những mô hình, phương thức quản lý mới từ đó nâng cao sức cạnh tranh. Việc hội nhập kinh tế sâu rộng cũng sẽ giúp thúc đẩy niềm tin của cá nhà đầu tư trong và ngoài nước với môi trường kinh tế của Việt Nam, từ đó thúc đẩy mở rộng đầu tư, gia tăng năng lực sản xuất, xuất khẩu.

Tuy nhiên, sự tác động của hội nhập cũng sẽ khác nhau ở các ngành khác nhau, như: đối với các ngành có lợi thế so sánh như hàng nội thất, túi xách, da giày, may mặc, một số mặt hàng nông nghiệp… sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Bên cạnh đó, những ngành kém lợi thế sẽ chịu thua thiệt ở nhiều mức độ khác nhau. Tương tự sẽ có những doanh nghiệp có đủ năng lực, sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có các biện pháp xúc tiến xuất khầu mạnh mẽ, hiệu quả sẽ đạt được thành công. Ngược lại sẽ có những doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Theo đó, ngoài một số thuận lợi, các ngành sản xuất của Việt Nam sẽ gặp một số tồn tại, yếu kém cần phải cải thiện cũng như đang phải đối diện với nhiều thách thức khó khăn. Cụ thể, các doanh nghiệp quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý kinh doanh còn hạn chế, sức cạnh tranh kém so với đối thủ quốc tế, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Ngoài một số doanh nghiệp tiên phong vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực sự chủ động nắm bắt, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường thế giới, chưa đủ tự tin trong việc đầu tư cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu và khai thác thị trường. Đồng thời cạnh tranh trong nước sẽ diễn ra gay gắt hơn do nguồn hàng nhập khẩu, cạnh tranh cả về giá và chất lượng do gỡ bỏ mức thuế suất nhập khẩu. Đặc biệt, phải đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu để đảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất ưu đãi… Đây là rào cản chính mà doanh nghiệp xuất khẩu phải vượt qua để đạt được thành công trong xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Hữu Quý, Tổng Biên tập Báo Công thương, với phạm vi cam kết rộng, mức độ tự do hóa sâu, TPP chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ thể chế kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với hoạt động xuất - nhập khẩu, khi TPP có hiệu lực sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Đầu tiên phải kể đến hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được phân bổ đồng đều tại các khu vực trên toàn cầu. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước châu Á vẫn chiếm phần nhiều. TPP sẽ mở ra các cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường của các khu vực khác nhưng châu Âu, châu Mỹ… Đồng thời nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như nông sản, dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi vào các thị trường như Nhật Bản, Canada và Mỹ. Vì khi thực hiện TPP các nước này sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu cho các mặt hàng trên của Việt Nam. Bên cạnh đó, các cam kết cải thiện mội trường đầu tư của Việt Nam sẽ là cơ hội lớn để dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, khí đó Việt Nam sẽ giải quyết được nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu mà TPP mang lại. Tuy nhiên, việc đưa thuế nhập khẩu về 0% trong các thành viên chịu tác động của TPP sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều, khi đó các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp sẽ chịu sức ép cạnh tranh nhiều hơn nhất là trong lĩnh vực ô tô, thực phẩm, đường, ngân hàng, phân phối viễn thông…

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện đang chịu thuế suất 17,5%, nhưng khi TPP có hiệu lực, 73% dòng thuế sẽ về 0%. Nếu tính theo kim ngạch hiện nay, hàng dệt may xuất khẩu sang nước này có khả năng tiết kiệm được 64% tiền thuế, tương đương 1-1,1 tỷ USD.

Bên cạnh những con số hấp dẫn từ thị trường Mỹ, doanh nghiệp dệt may trong nước cũng kỳ vọng không kém vào các thị trường mới như: Canada, Australia, Peru… Riêng với Canada, ngay từ năm đầu tiên TPP có hiệu lực, 42% thuế xuất khẩu vào thị trường này sẽ về 0%, đến năm thứ 4 là 57,1%. Trong khi đó, hàng dệt may của Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 2% thị phần tại Canada. Vì vậy, cơ hội mở rộng thị trường rất lớn.

Minh Tuấn - Hữu Thống

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top