Những ngày qua, nhiều người dân tại các xã Tường Sơn, Hội Sơn, Long Sơn, Đức Sơn và Vĩnh Sơn ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An rất bức xúc vì đã thu hoạch ớt nhưng không thấy thương lái đến mua. Gặp thời tiết bất lợi, ớt sau khi thu hoạch đã nhanh chóng hư hỏng, nhiều người lâm cảnh trắng tay.
Tổng diện tích ớt được trồng ở những địa phương nêu trên khoảng 30 ha. Theo người dân, Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa là doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nhưng đợt thu hoạch vừa qua lại không mua ớt của họ.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoa Sơn, cho biết do Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa không mua ớt của người dân nên UBND xã đã tìm một DN khác ở Hà Tĩnh. Tuy vậy, trong 100 tấn ớt vừa thu hoạch chỉ bán được 20 tấn, do bị hư hỏng và không đạt chất lượng.
Trong khi đó, ông Đoàn Công Nhạc, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa, lại cho rằng công ty không mua ớt là do UBND xã Hoa Sơn tự ý hủy hợp đồng trước. “Chúng tôi đầu tư giống, thuốc trừ sâu, quy trình kỹ thuật cho nông dân Hoa Sơn nhưng UBND xã lại bán sản phẩm cho đơn vị khác. Họ đơn phương chấm dứt hợp đồng trước. Doanh nghiệp thu mua chỉ chọn loại tốt nên sản phẩm tồn đọng nhiều” - ông Nhạc giải thích.
Hiện nay, Công ty CP Nông nghiệp và Xuất khẩu nông - lâm sản Thanh Hóa còn nợ người dân trồng ớt ở huyện Anh Sơn gần 350 triệu đồng. Lãnh đạo công ty cho biết khi nào bán được sản phẩm mới trả số nợ này.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.