Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2019 | 12:27

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2019-2020 tại khu vực ĐBSCL

Sáng 11/10, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch và giải pháp sản xuất vụ đông xuân 2019 – 2020 các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Sản xuất nông nghiệp bội thu

Tại Hội nghị, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thông tin, tổng diện tích lúa gieo trồng vụ đông xuân 2018-2019 toàn vùng Nam bBộ đạt 1,68 triệu hecta, tăng 33,5 nghìn hecta, năng suất ước đạt 67,25 tạ/ha, giảm 0,99 tạ/ha (do dịch chuyển cơ cấu nhóm giống lúa đặc sản tăng 11,03%), sản lượng ước đạt 11,3 triệu tấn, tăng 62,8 nghìn tấn so với vụ đông xuân 2017-2018, sản lượng tăng do diện tích tăng.

Cụ thể, tại vùng Đông Nam Bộ, diện tích đạt 82,3 nghìn hecta, tăng 2,5 nghìn hecta, năng suất đạt 58,07 tạ/ha, tăng 0,91 tạ/ha, sản lượng đạt 477,9 nghìn tấn, tăng 21,8 nghìn tấn so với vụ đông xuân 2017-2018.

Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2019 – 2020 tại khu vực ĐBSCL được tổ chức vào sáng nay.
Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2019 – 2020.

Vùng ĐBSCL, diện tích đạt 1,6 triệu hecta, tăng 31 nghìn hecta, năng suất ước đạt 67,78 tạ/ha, giảm 1,07 tạ/ha, sản lượng ước đạt 10,87 triệu tấn, tăng 41 nghìn tấn so với vụ đông xuân 2017-2018. Vụ đông xuân tăng diện tích do tỉnh Cà Mau điều chỉnh sản xuất vụ thu đông sang sản xuất vụ đông xuân tăng 36,5 nghìn hecta.

Cũng theo Cục Trồng trọt, vụ hè thu 2019, tổng hợp từ sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Nam Beộ, tổng diện tích ước đạt 1,65 triệu hecta, giảm 35,5 nghìn hecta, năng suất ước đạt 55,28 tạ/ha, giảm 1,01 tạ/ha, sản lượng ước đạt 9,1 triệu tấn, giảm 104,1 nghìn tấn so với cùng kỳ. Mặt khác, một số địa phương đã chủ động chuyển đổi diện tích sang cây trồng cạn có thời gian sinh trưởng ngắn hơn và nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế hơn so với sản xuất lúa hiện nay như tỉnh Kiên Giang chuyển đổi nuôi tôm khoảng 7.500 ha, chuyển đổi mô hình lúa - tôm 6.500 ha; tỉnh Tiền Giang chuyển đổi cây trồng khác gần 11.900 ha; các tỉnh, thành còn lại chuyển đổi cây trồng gần 10.200ha.

Đối với vụ thu đông 2019, diện tích lúa gieo sạ đạt 722,3 nghìn hecta, giảm 9,8 nghìn hecta so với cùng kỳ năm 2018, giảm 27,7 nghìn hecta so với kế hoạch, năng suất ước đạt 54,3 tạ/ha, tăng 0,20 tạ/ha và sản lượng ước đạt 3,926 nghìn tấn, giảm 38,9 nghìn tấn so với vụ Thu Đông 2018.

Vụ mùa năm 2019, toàn vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL, diện tích lúa gieo sạ 270,7 nghìn hecta, giảm 27,8 nghìn hecta, năng suất ước đạt 47,69 tạ/ha và sản lượng 1.290,9 nghìn tấn, giảm 115,9 nghìn tấn so với vụ Mùa 2018.

Vụ đông xuân 2019-2020: Dự báo hạn, mặn tăng cao

Vụ đông xuân 2019-2020 được dự báo có thể thiếu hụt nước cùng với tình trạng xâm nhập mặn. Cụ thể, dự báo của Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ, hiện tượng ENSO (tên gọi tắt của hai hiện tượng El Nino và La Nin) chuyển sang trạng thái trung tính từ tháng 8/2019. Dự báo trạng thái trung tính sẽ tiếp tục diễn ra trong các tháng cuối năm 2019 đầu năm 2020.

Dự báo vụ Đông Xuân 2019-2020 sản xuất nông nghiệp khu vực ĐBSCL phải đối diện với hạn hán và xâm nhập mặn tăng cao.
Dự báo vụ đông xuân 2019-2020, sản xuất nông nghiệp khu vực ĐBSCL phải đối diện với hạn hán và xâm nhập mặn tăng cao.

Mặt khác, dự báo của Tổng Cục thuỷ lợi, mặn khả năng xuất hiện sớm hơn so với năm 2019 khoảng 10-15 ngày. Ranh mặn 4g/l vào sâu từ 40-67km, đây là phạm vi ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thuỷ lợi, nhất là trong các kỳ triều cường.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, vụ đông xuân 2019-2020 đối mặt với nhiều khó khăn, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, tình hình dịch hại…. Do đó, cần khẩn trương triển khai ngay các giải pháp để ứng phó.

Trong đó, phải đảm bảo được thời vụ xuống giống lúa vụ đông xuân 2019-2020 trong tháng 11-12. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, tình hình hạn, mặn, để có phương án kịp thời ứng phó. Bố trí nguồn nhân lực để nạo vét kênh mương, kiểm tra gia cố các tuyến đê bao, bờ bao, các cửa cống ngăn triều cường, mặn và có kế hoạch vận hành các cống ngăn triều cường kịp thời.

Giám sát vật tư đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cùng với đó, vấn đề chia sẻ nguồn nước cho sản xuất lúa và sinh hoạt của người dân cần được phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương.

Một gian hàng về thiết bị xử lý và lọc nước LifeStraw được bài trí trước cửa hội nghị.
Một gian hàng về thiết bị xử lý và lọc nước LifeStraw được bài trí trước cửa hội nghị.

Kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2019-2020 có hai phương án.

Phương án 1, toàn vùng Nam Bộ gieo sạ 1,63 triệu hecta, giảm 55,4 nghìn hecta; năng suất 68,5 tạ/ha tăng 1,22 tạ/ha và sản lượng 11,1 triệu tấn, giảm 174 nghìn tấn so với vụ đôngxuân 2018-2019.

Phương án 2, vụ đông xuân 2019-2020, toàn vùng Nam Bộ gieo sạ 1,67 triệu hecta, giảm 15,4 nghìn hecta; năng suất 68,5 tạ/ha tăng 1,20 tạ/ha và sản lượng 11,4 triệu tấn, tăng 97,03 nghìn tấn so với vụ đông xuân 2018-2019.

Cùng với đó, việc bố trí thời vụ và diện tích xuống giống cho từng vùng được đưa ra và chủ động xuống giống sớm, linh hoạt cho những vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn hàng năm tại các tỉnh ven biển đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất lúa và hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Tuy nhiên, cần đề phòng khô hạn cục bộ tại một số địa bàn thuộc vùng phù sa ngọt.

 

 

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top