Việc gia tăng trồng mắc ca phải căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến 2020.
Bộ NN&PTNT vừa chính thức ban hành “Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030”.
Theo đó, đến năm 2020, diện tích trồng cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên là 9.940 ha, trong đó vùng trồng tập trung là 2.350 ha và trồng xen với cây trồng khác khoảng 7.590ha, chủ yếu là trồng xen trong diện tích cà phê, chè…
Đến năm 2030, dự kiến diện tích trồng mắc ca sẽ tăng lên là 34.500 ha, gồm 7.000 ha trồng tập trung và 27.500 ha trồng xen. Việc gia tăng trồng mắc ca phải căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến 2020. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp, định hướng quy mô sản xuất cho từng địa phương về kế hoạch trồng loại cây này.
Bộ NN&PTNT cũng quy hoạch từ nay đến 2020, ngoài các cơ sở chế biến hiện có, sẽ quy hoạch thêm 12 cơ sở chế biến mắc ca có công suất từ 50 - 200 tấn/cơ sở tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.
Để đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca, Bộ NN&PTTN sẽ tập trung nghiên cứu nhu cầu các thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế. Đồng thời từng bước thực thi các biện pháp quảng cáo, tiếp thị, thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTTN còn đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua quả mắc ca chế biến sản phẩm./.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.