Theo chân một cán bộ về Thuần Thiện đúng lúc người dân đang thu hoạch hành lá. Mô hình này được coi là hướng đi mới cho người dân nơi đây và cũng là mô hình trồng hành lá đầu tiên trên địa bàn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) áp dụng phương thức tưới tiết kiệm trên diện rộng.
Nông dân xã Thuần Thiện thu hoạch hành lá.
Kể từ khi triển khai mô hình, đây là vụ thu hoạch hành lá lần thứ hai. Được biết, đầu năm 2017, xã Thuần Thiện đã mạnh dạn đưa giống mới vào sản xuất và quy hoạch vùng đất này với tổng diện tích 10ha để triển khai mô hình trồng hành lá có lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước với tổng mức đầu tư ban đầu trên 1 tỷ đồng.
Để thực hiện mô hình này, xã đã có các chính sách hỗ trợ cho nông dân như: Lắp đặt hệ thống đường điện, khoan giếng nước... Trước khi thực hiện mô hình, người dân được đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Bước đầu triển khai, các hộ tham gia mô hình được doanh nghiệp cho nợ 1/3 giá trị giống trên 1 sào (1 sào Trung Bộ = 500m2). Doanh nghiệp Chung Sửu (Quỳnh Lưu - Nghệ An) nhận bao tiêu đầu ra cho sản phẩm trong suốt thời gian trồng thí điểm.
Qua 2 vụ thu hoạch, bà con đã thấy được hiệu quả cây hành lá mang lại cao hơn nhiều so với trồng lúa và các cây màu khác. Bình quân năng suất đạt 1-1,5 tấn/sào/lứa. Với giá thu mua hiện tại của công ty là 5.000 đồng/kg hành lá chưa cắt rễ và 7.000 đồng/kg đã cắt rễ thì bình quân người dân có thu 5-7 triệu đồng/sào/lứa. Thời gian sinh trưởng của cây hành lá ngắn, chỉ 40-45 ngày là đã có thể thu hoạch, lại không tốn nhiều công chăm sóc.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuần Thiện cho biết: “qua 2 vụ thu hoạch cho thấy, hành lá là một trong những cây màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương. trong thời gian tới, chúng tôi sẽ làm việc với doanh nghiệp để tiếp tục ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và mở rộng sản xuất trên quy mô lớn hơn”.
Đây cũng là hướng đi mới, thể hiện sự vào cuộc kịp thời của cấp ủy, chính quyền xã Thuần Thiện trong việc tham quan, học hỏi, dám đột phá trong tư duy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và triển khai liên kết doanh nghiệp với nông dân.
Nguyễn Hoàn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.