Thực tế thấy, mô hình thâm canh nhãn theo quy trình VietGAP đang là hướng đi giúp hàng trăm hộ nông dân Hưng Yên tăng thêm thu nhập bền vững.
Những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên phối hợp với các địa phương trên địa bàn thực hiện thành công nhiều mô hình thâm canh nhãn theo quy trình VietGAP. Mục đích của các mô hình này là hỗ trợ phát triển, mở rộng diện tích trồng “nhãn sạch” theo quy trình Vietgap; từ đó tạo ra các sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Tính đến vụ nhãn năm nay, tổng diện tích tham gia mô hình đạt trên 130ha, tập trung ở các xã Nhật Tân (huyện Tiên Lữ), Vĩnh Xá (huyện Kim Động), Hàm Tử, Bình Kiều (huyện Khoái Châu), Minh Tân (huyện Phù Cừ) và Hồng Nam (thành phố Hưng Yên). Các mô hình này bắt đầu bước vào vụ thu hoạch quả, sản lượng ước đạt 1.800 tấn, thời gian thu hoạch kéo dài tới đầu tháng 10.
Theo thống kê sơ bộ tại các mô hình thâm canh nhãn theo quy trình VietGAP thấy: Năng suất trung bình đạt khoảng 14 tấn quả/ha, cao hơn các vườn nhãn chăm sóc theo cách truyền thống (ngoài mô hình) 4 - 6 tấn/ha. Với giá thu mua bình quân trên 40.000 đồng/kg, mô hình này đã và đang giúp nhiều hộ dân tăng thu nhập.
Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên, nhận xét, một trong những thành công khi thực hiện mô hình là từng bước thay đổi tư duy, thói quen sản xuất của người nông dân. Bởi tham gia mô hình, người trồng nhãn phải nghiêm túc thực hiện các quy định sản xuất nhãn sạch theo quy trình VietGap khép kín từ khâu lựa chọn cây giống, chăm sóc đến thu hoạch... Tuy nhiên, để mô hình này thực sự có tính ổn định, ngành nông nghiệp Hưng Yên cần phối hợp cùng các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý cây giống, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây nhãn và quy hoạch vùng phát triển các giống nhãn VietGap; tránh việc phát triển tự phát ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị quả nhãn trên thị trường.
Nhân rộng mô hình thâm canh nhãn theo VietGap là “lời giải” đối với ngành nông nghiệp và người nông dân Hưng Yên trong phát triển cây nhãn hiệu quả, bền vững.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.