Trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng đi hiệu quả cho người dân
Nhằm phát triển cây xoài theo hướng bền vững, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đang thực hiện dự án “Phát triển chuỗi giá trị xoài trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk”.
Nhằm phát triển cây xoài theo hướng bền vững, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đang thực hiện dự án “Phát triển chuỗi giá trị xoài trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk”.
Phát huy lợi thế vùng
Là huyện biên giới, đất đai và khí hậu của Ea Súp mang tính đặc thù, khắc nghiệt hơn các khu vực khác trong tỉnh. Mùa khô thời tiết oi bức, nhiệt độ lên đến 40 - 420C, độ ẩm không khí xuống dưới 70%, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng nên thường xuyên thiếu nước vào mùa khô… Vì vậy, việc lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu rất khó, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày. Tuy nhiên, với ý chí vượt khó làm giàu trên quê hương mình, nông dân Ea Súp đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có cây xoài. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk thì huyện Ea Súp có khoảng 200ha xoài với các giống xoài địa phương, cát Hòa Lộc, Đài Loan xanh, Đài Loan tím, xoài ba mùa, Thái, Úc… Trong đó, diện tích cho thu hoạch là hơn 150ha, tổng sản lượng hàng năm đạt trên 1.500 tấn, năng suất bình quân đạt trên 10 tấn/ha. Theo đánh giá của bà con thì điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại Ea Súp rất thích hợp cho cây xoài phát triển nên năng suất khá cao, chất lượng thơm ngon, không thua kém các vùng trồng xoài khác trên phạm vi cả nước.
Theo ThS. Đặng Đinh Đức Phong, chủ nhiệm dự án “Phát triển chuỗi giá trị xoài trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk”, giống xoài địa phương cũng thơm ngon khác biệt so với các loại xoài trên thị trường nhưng có nhược điểm chín nhanh, vỏ mỏng, thịt mềm rất khó bảo quản trong quá trình vận chuyển đi tiêu thụ. Các giống xoài mới - xoài thương mại có thể khắc phục được các nhược điểm của xoài địa phương như tán cây thấp dễ thu hoạch, quả lớn đồng đều, vỏ cứng, thịt chắc, lâu chín… rất thích hợp với việc phát triển theo hướng hàng hóa. Đặc biệt, chính sự khắc nghiệt của điều kiện khí hậu, thời tiết ở Ea Súp đã tạo nên chất lượng thơm, ngon cho quả xoài.
Nâng tầm đặc sản vùng
Nhằm xây dựng và quảng bá cho nông sản mang tính đặc trưng này, đội ngũ cán bộ thực hiện dự án đã xây dựng thành công mô hình trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP theo chuỗi từ nông trại đến bàn ăn. Theo đó, mô hình có diện tích 4,5ha với các giống xoài cát Hòa Lộc, Thái… tại thôn 6, xã Cư M’Lan. Ông Trần Phú Tài, một trong những nông dân trực tiếp thực hiện mô hình cho biết: Trước đây, chúng tôi chủ yếu canh tác theo tập quán truyền thống. Khi tham gia mô hình, gia đình được hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo hướng VietGAP: ưu tiên sử dụng phân hữu cơ; tạo hình, cắt cành đúng kỹ thuật nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tưới nước tiết kiệm; ghi chép sổ nông hộ đầy đủ; áp dụng biện pháp IPM trong phòng trừ các loại sâu bệnh hại… Nhờ đó, quả xoài đã vượt qua quá trình kiểm nghiệm khắt khe về tồn dư hóa chất để đạt chứng nhận VietGAP và đã được bày bán tại siêu thị Co.opMart hơn 5 tấn với giá cao gần gấp đôi so với giá xoài thương mại theo hình thức truyền thống.
Bên cạnh xây dựng mô hình, Ban chủ nhiệm dự án còn phối hợp với Hội Nông dân huyện Ea Súp hoàn thành hồ sơ và đăng ký nhãn hiệu tập thể Xoài Ea Súp cho sản phẩm quả xoài tươi trên địa bàn huyện.
Ông Nguyễn Thanh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển cộng đồng (CDC) phân tích, tiêu chuẩn VietGAP là cơ sở, điều kiện để nâng tầm xoài Ea Súp, giúp việc tiếp cận với các thị trường khó tính trong và ngoài nước dễ dàng hơn. Đây cũng là xu thế chung của người tiêu dùng thế giới. Do đó, nó sẽ là điểm nhấn, định hướng để phát triển sản phẩm đặc sản mang nhãn hiệu tập thể là Xoài Ea Súp bay xa hơn.
“Hiện tại, Ban chủ nhiệm dự án đang tập hợp nông dân, thành lập tổ hợp tác trồng xoài để tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác xoài theo hướng VietGAP cho bà con. Đồng thời nắm bắt năng suất, sản lượng xoài toàn huyện để liên kết với các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn, thương lái nhằm tìm đầu ra ổn định lâu dài cho bà con” - ThS. Đặng Đinh Đức Phong.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.