Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 21 tháng 12 năm 2021 | 14:23

Trung Quốc siết quy định nhập khẩu thực phẩm từ năm 2022

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ siết quy định kiểm tra thực phẩm nhập khẩu vào nước này từ đầu năm năm sau.

nhap-khau.jpg
Một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
 
 
Theo quy định mới, tất cả hàng hóa thực phẩm, trong đó có nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1/1/2022, sẽ phải đáp ứng các quy định mới về đăng ký, kiểm tra và dán nhãn.
 
Tuy nhiên, do chậm đưa ra các hướng dẫn cụ thể, quyết định trên của Trung Quốc đang vấp phải sự phản đối của nhiều lãnh đạo các nước. Đa số đều cho rằng Trung Quốc nên trì hoãn áp dụng các quy định trên ít nhất 18 tháng để tránh gây thêm gián đoạn cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) công bố quy định an toàn thực phẩm mới hồi tháng 4, yêu cầu tất cả cơ sở sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm ở nước ngoài phải đăng ký với hải quan Trung Quốc trước khi hết năm 2021. Quy định này sẽ ảnh hưởng đến một loạt các mặt hàng, từ hoa quả, sữa ong chúa tới dầu thực vật và đồ ăn dặm trẻ em.
 
Dù vậy, hướng dẫn chi tiết về quy trình lấy mã đăng ký theo quy định mới chỉ được GAC ban hành vào tháng 10. Trang web để các công ty nước ngoài tự đăng ký mới đi vào hoạt động từ tháng 11, một tháng trước hạn chót.
 
Trong nhiều năm nay, Trung Quốc áp quy định mới về nhập khẩu khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào nước này phản đối. GAC gần như không giải thích lý do tất cả mặt hàng thực phẩm, trong đó những loại có nguy cơ thấp như rượu vang, bột mì và dầu ô liu, bị áp quy tắc quản lý mới.
 
Theo các chuyên gia, đây là nỗ lực nhằm giám sát tốt hơn lượng lớn thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc, đồng thời đặt trách nhiệm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà sản xuất, thay vì cơ quan quản lý nước này.
 
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết "đã cân nhắc đầy đủ, tích cực chấp nhận các đề xuất hợp lý" và tuân thủ nghiêm ngặt các thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời khẳng định đã trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp.
 
Damien Plan, Cố vấn nông nghiệp của phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc, cho biết EU đã gửi 4 thư cho hải quan Trung Quốc trong năm nay, đề nghị làm rõ hơn yêu cầu đăng ký và cho các doanh nghiệp thêm thời gian để thực hiện.
 
Tuần trước, GAC đồng ý chỉ áp quy định với hàng hóa được sản xuất từ ngày 1/1/2022 trở đi, Plan cho biết. Tuy nhiên, hải quan Trung Quốc chưa đăng thông cáo chính thức về quyết định này trên website.
 
Trong những năm gần đây, nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc tăng mạnh khi nhu cầu của giới trung lưu nước này ngày càng tăng. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc nhập lượng thực phẩm trị giá 89 tỷ USD trong năm 2019, đưa nước này trở thành nhà nhập khẩu thực phẩm lớn thứ 6 thế giới.
 
Theo VTV
 
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top